Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai

Tác giả:

PGS.TS Vũ Văn Phái, 2008

Ngày đăng: 14-11-2013
Đóng góp bởi: ltxuyen2010
Biển và phát triển kinh tế biển Việt Nam: Quá khứ, hiện tại và tương lai
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
pdf 0.66MB | 1375 | 13 | ltxuyen2010
 
1. Việt Nam có đường bờ biển kéo dài trên 13o vĩ tuyến án ngữ gần như toàn bộ bờ phía tây của Biển Đông. Các vùng biển của Việt Nam đã được Chính phủ tuyên bố bao gồm vùng nội thuỷ (phía trong đường cơ sở), lãnh hải (rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng tiếp giáp lãnh hải (rộng 24 hải lý tính từ đường cơ sở), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và thềm lục địa (mở rộng đến bờ ngoài của rìa lục địa, nơi nào hẹp hơn thì mở rộng đến 200 hải lý).
 
2. Các vùng biển của Việt Nam có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú cả trong khối nước, t rên đ áy b iển và trong lòng đất dưới đ áy b iển bao gồm tài nguyên sinh vật (động, thực vật), tài nguyên khoáng sản (dầu mỏ, khí thiên nhiên, than, các loại sa khoáng, vật liệu xây dựng,...), tài nguyên năng lượng (thuỷ triều, sóng, gió, mặt trời, v.v…) và các tài nguyên đặc biệt khác (không gian mặt biển, địa hình bờ và đảo, các cảnh quan, v.v…).
 
3. Từ thời cổ đại đến nay, con người Việt Nam đã biết khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên của biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội với trình độ từ thấp đến cao và bảo vệ an ninh chủ quyền quốc gia. Hiện nay và trong những năm tới, phát triển kinh tế biển - một trong những chiến lược quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước, đã và sẽ được thực hiện một cách toàn diện hơn với đầy đủ các lĩnh vực như nghề cá (đánh bắt, nuôi trồng và chế biến), giao thông - thương mại (hệ thống cảng biển, đội tàu,…), khai thác khoáng sản, công nghiệp, du lịch và các dịch vụ khác.
 
4. Để giảm bớt những xung đột giữa kinh tế - xã hội và môi trường, giữa việc sử dụng tài nguyên và cạn kiệt nguồn tài nguyên, giữa các ngành, giữa các địa phương, v.v... trước tiên cần phải đánh giá và dự báo những biến động về các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - văn hoá - xã hội của toàn bộ các vùng biển và thềm lục địa cũng như dải đất liền ven biển. Tiếp theo, từ những cơ sở khoa học này tiến hành xây dựng quy hoạch chiến lược phát triển kinh tế biển bền vững chung cho cả nước. Trên cơ sở mục tiêu chiến lược chung của cả nước, các địa phương, các ngành sẽ xây dựng quy hoạch hành động riêng cho địa phương mình, ngành mình.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm