Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển

Tác giả:

Cục Khai Thác và Bảo Vệ Nguồn Lợi Thủy Sản

Ngày đăng: 29-04-2012
Đóng góp bởi: daotrunghieu87
Một số vấn đề về quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ Tình hình hiện tại và xu hướng phát triển
Tải về | Báo vi phạm | Báo hỏng
Link: Vui lòng đăng nhập để thấy đường dẫn tải tài liệu.
PDF 0.24MB | 2364 | 49 | hieuqt

Quản lý nghề cá ven bờ nói chung và quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ nói riêng là một trong những nhiệm vụ hàng đầu của nghề cá thế giới. Tuỳ thuộc vào thể chế chính trị, trạng thái kinh tế - xã hội, nền văn hoá dân tộc, vai trò và vị trí của nghề cá trong nền kinh tế mà từng quốc gia có nghề cá tự lựa chọn cho mình các mô hình phù hợp nhằm quản lý có hiệu quả nghề cá ven bờ tiến tới xây dựng nghề cá phát triển bền vững và có trách nhiệm. Một trong số các mô hình về quản lý nghề cá ven bờ được nhiều nước đang phát triển thực hiện là quản lý nghề cá ven bờ trên cơ sở cộng đồng. Mô hình này được thí nghiệm đầu tiên ở Philippin. Do vậy mà hiện nay nghề cá Philippin được phân thành 3 lĩnh vực tách biệt :

1/ Nghề cá thương mại;

2/ Nghề cá cộng đồng;

3/ Nghề nuôi trồng thuỷ sản.

Thời gian đầu khi xây dựng mô hình quản lý cộng cồng, nghề cá ven bờ (nghề cá cộng đồng) của Philippin đã thu được một số kết quả nhất định và được đánh giá tốt. Tuy nhiên, hiện nay nghề cá cộng đồng của họ cũng đang gặp nhiều khó khăn lớn : Nguồn lợi ven bờ tiếp tục cạn kiệt, đặc biệt là nguồn lợi hải sản ở các rạn san hô bị tàn phá nặng nề khó có khả năng khôi phục; sản lượng nghề cá cộng đồng dậm chân tại chỗ trong nhiều năm liền; sản lượng nuôi trồng thuỷ sản cũng dậm chân tại chỗ, nghề nuôi tôm sú có thời kỳ rất phát triển (90 nghìn tấn, 1995) thì nay chỉ còn khoảng 25 nghìn tấn/năm do dịch bệnh tôm bùng nổ và kéo dài; xuất khẩu thuỷ sản giảm sút (400 triệu USD năm 1991 giảm xuống 290 triệu USD năm 2000). Mấy năm gần đây Philippin đạt được thành tích lớn trong lĩnh vực khai thác, chế biến và xuất khẩu cá ngừ. Nhưng đây lại thuộc khu vực nghề cá thương mại (nghề cá công nghiệp). Vì vậy, khi nghiên cứu mô hình quản lý cộng đồng nghề cá ven bờ của Philippin cần hết sức thận trọng. Mô hình quản lý nghề cá ven bờ trên cơ sở cộng đồng đang thu được kết quả ở Inđônêxia và Sri Lanca.

Ở nước ta, từ cuối năm 1999 tỉnh Khánh Hoà đã giao cho Sở Thuỷ sản thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học Quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển của xã Ninh ích, huyện Ninh Hoà do Thạc sĩ Võ Thiên Lăng Giám đốc Sở Thuỷ sản làm chủ nhiệm. Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã được nghiệm thu ở cấp tỉnh. Trên cơ sở đánh giá các ưu, nhược điểm của đề tài do Hội đồng khoa học tỉnh kết luận, tác giả Võ Thiên Lăng đã có bài viết này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc.

Trong 10 năm đổi mới, phát huy thế mạnh của nghề cá nhân dân với nhiều thành phần kinh tế, ngành Thuỷ sản Khánh Hoà đã có những bước phát triển rõ nét, tạo được thế đi lên xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy nhiên, hiện nay ngư dân nghề cá nhỏ ven bờ phải đương đầu ngày càng tăng với vấn đề nguồn lợi bị giới hạn. Nghiên cứu một phương pháp quản lý thích hợp cho nghề cá nhỏ ven bờ và chuyển đổi phương thức kiếm sống là vấn đề cấp bách. Trên cơ sở đánh giá nguồn lợi và thực trạng KT- XH của nghề cá nhỏ ven bờ tại đầm Nha Phu thể hiện tính chất chung của nghề cá nhỏ ven bờ của tỉnh Khánh Hoà đòi hỏi phải có phương pháp quản lý thích hợp hơn, đó chính là mục tiêu của đề tài NCKH : Quản lý nguồn lợi thuỷ sản ven bờ trên cơ sở cộng đồng tại các thôn biển của xã Ninh ích huyện Ninh Hoà.

"Tài liệu điện tử trên trang tepbac được chia sẻ để sử dụng cho mục đích học tập và nghiên cứu cá nhân. Nghiêm cấm mọi hình thức sao chép, in ấn phục vụ các mục đích khác nếu không được sự chấp nhận của tác giả và nhà xuất bản."

Có thể bạn quan tâm