Nuôi trồng thủy sản năm 2013: Xây dựng và áp dụng phương pháp an toàn

Trong những năm qua, người nuôi trồng thủy sản (NTTS) đứng ngồi không yên vì dịch bệnh khiến cá, tôm chết hàng loạt, gây thiệt hại lớn, trong khi đó giá bán lại giảm liên tục. Hiện người NTTS trong cả nước đang bước vào vụ nuôi tôm, cá mới nhưng rất nhiều hộ lo lắng trước tình hình nguồn nước bị ô nhiễm...

nuoi trong thuy san
Người nuôi trồng thủy sản luôn lo sợ dịch bệnh. Ảnh: Huy Hùng

Ám ảnh dịch bệnh

Theo Tổng cục Thủy sản (Bộ NN&PTNT), trong những năm qua, các cơ quan quản lý thú y thủy sản đã có nhiều cố gắng cùng các địa phương tập trung huy động nguồn lực phòng chống dịch bệnh thủy sản, nhưng tình hình vẫn diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt là dịch bệnh trên tôm. Dịch bệnh đốm trắng, hoại tử gan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống của người nuôi tôm. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Thủy sản, năm 2012, dịch bệnh xuất hiện ở 19 tỉnh 3 miền Bắc, Trung, Nam với diện tích thiệt hại lên tới 6.147,34ha, nhưng mạnh nhất là Đồng bằng sông Cửu Long. Trà Vinh bị thiệt hại lớn nhất với 10.550ha nuôi trồng nhiễm bệnh (chiếm 36,5%).

Không chỉ cá, tôm nước lợ, mặn mà với cá nước ngọt, cũng xảy ra dịch bệnh khiến nhiều hộ lo lắng khi bước vào vụ nuôi mới. Tại Hà Nội, các hộ NTTS đang hối hả chuẩn bị con giống cho vụ nuôi mới, tuy nhiên do nguồn nước ngày càng ô nhiễm nên nhiều hộ đang cân nhắc việc nuôi nhiều hay ít. Anh Nguyễn Văn Thanh, hộ nuôi cá ở huyện Thanh Oai cho biết, do nguồn nước ô nhiễm nên sản lượng cá năm 2012 bị giảm 30% so với năm 2011. Hiện gia đình đã mua 1 tạ con giống về nuôi nhưng vẫn băn khoăn vì thời tiết diễn biến bất thường, trong khi đó nguồn nước vẫn chưa được cải thiện. Để chuẩn bị cho vụ nuôi mới, khi đánh bắt xong gia đình đã nạo vét, rắc vôi bột và phơi khô ao nhưng vẫn lo. Cùng chung nỗi lo này, anh Hoàng Văn Dũng, hộ nuôi cá ở huyện Thanh Trì cho biết: Trong mấy năm gần đây, mỗi năm ao cá của anh thiệt hại 25-30 triệu đồng. Hiện trang trại đang dọn ao chuẩn bị vào vụ nuôi cá mới, nhưng nếu như mọi năm anh thường thả khoảng 20 triệu đồng tiền cá giống thì năm nay chỉ thả khoảng 10 triệu đồng cá giống.

Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) Nguyễn Huy Điền cho biết, việc các hộ nuôi cá, tôm trong cả nước thời gian qua lao đao vì dịch bệnh là do nuôi chưa bảo đảm an toàn sinh học, hoặc nguồn nước bị ô nhiễm nặng. Mới đây, Tổng cục Thủy sản đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đi lấy mẫu xét nghiệm chất lượng các loại chế phẩm sinh học, phát hiện tới 60% số mẫu kém chất lượng. Điều này đương nhiên sẽ ảnh hưởng lớn tới việc NTTS của người dân.

Tăng cường kiểm soát con giống và dịch bệnh

Để chuẩn bị cho vụ nuôi thủy sản an toàn dịch bệnh, theo Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) Trần Đình Luân, các đơn vị của ngành nông nghiệp cần tăng cường kiểm tra, giám sát cơ sở sản xuất giống thủy sản, bảo đảm thủy sản bố mẹ phải đạt chất lượng, không mang mầm bệnh; tuyên truyền hướng dẫn người nuôi các biện pháp lựa chọn con giống tốt, có nguồn gốc từ các trại giống uy tín, bảo đảm chất lượng; nhận biết các dấu hiệu lâm sàng của các bệnh thường gặp, thông báo ngay cho cơ quan chức năng khi phát hiện thủy sản có bệnh hay nghi ngờ có bệnh. Bên cạnh đó, tăng cường thu mẫu giám sát dịch bệnh, môi trường vào các thời điểm nhạy cảm (đầu vụ sản xuất giống, đầu vụ nuôi, trước thời điểm hay xảy ra dịch bệnh...).

Các địa phương phải xây dựng cơ chế phối hợp trong việc cung ứng giống thủy sản tại chỗ để bảo đảm kiểm soát dịch chặt chẽ; xử lý nghiêm trường hợp vi phạm về công tác kiểm dịch; các lô giống nhập về địa phương cần nuôi dưỡng riêng để tiện theo dõi, giám sát trước khi thả chung trong ao, đầm nuôi để hạn chế sự xuất hiện của dịch bệnh.

Việc quan trọng trước mắt để hạn chế sự xuất hiện của dịch bệnh trong vụ nuôi mới năm 2013 là các ngành cũng như chính quyền địa phương cần tuyên truyền vận động người nuôi áp dụng phương pháp nuôi an toàn dịch bệnh, xây dựng theo chuỗi từ sản xuất tới tiêu dùng, ghi chép sổ nhật ký từ việc mua con giống, cho ăn đến sử dụng thuốc thú y… để kiểm soát nguồn gốc sản phẩm.

Hà Nội Mới
Đăng ngày 11/03/2013
Ngọc Quỳnh
Nuôi trồng

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 10:01 25/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 09:42 25/10/2024

Các lý do thuyết phục cho việc lựa chọn cá đối mục vào nuôi ghép cùng tôm

Một trong những mô hình nuôi ghép đang được quan tâm hiện nay là nuôi ghép cá đối mục (Mugil cephalus) với tôm. Sự kết hợp này không chỉ tăng cường hiệu quả kinh tế mà còn giúp bảo vệ môi trường và duy trì hệ sinh thái bền vững. 

Cá đối mục
• 10:21 24/10/2024

Nguyên nhân khiến ngành tôm của Bangladesh đang lao dốc

Ngành tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Bangladesh, đặc biệt là xuất khẩu sang các thị trường lớn như EU, Anh và Mỹ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, sản lượng và giá trị xuất khẩu tôm của nước này đã giảm sút đáng kể. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự suy thoái này? Hãy cùng Tép Bạc phân tích các yếu tố chính khiến ngành tôm Bangladesh đang lao dốc.

Tôm thẻ
• 10:09 23/10/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 20:17 27/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 20:17 27/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 20:17 27/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 20:17 27/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 20:17 27/10/2024
Some text some message..