1001 cách làm ăn: Nuôi cá quả

Cá quả là tên gọi chung của một số loài cá nằm trong giống cá quả. Hiện có 3 loài là cá chuối, cá lóc bông, cá sộp (hay còn gọi là cá tràu).

nuoi ca loc
Ao nuôi cá lóc. Ảnh: tepbac.com

Cá chuối phân bố chủ yếu ở miền Bắc. Nó có đầu nhọn, có nhiều vân đen trên thân và lớn nhất đạt 2,5kg/con. Cá lóc bông chủ yếu có ở miền Nam. Trông nó giống với cá chuối nhưng trên thân có những vết đen xen kẽ màu xanh sặc sỡ. Nó có thể đạt tới 2-3kg/con. Cá sộp có đầu bằng, miệng rộng, lưng có màu nâu nhưng bụng lại có màu trắng. Nó lớn tương tự cá chuối và phân bố chủ yếu ở những vùng chiêm trũng và vùng nước lợ ven biển.

Cá quả có phạm vi thích nghi rất rộng. Nó thích ứng với nhiệt độ nước từ 20-30oC nhưng cũng có thể chịu được nhiệt độ từ 11-40oC, pH từ 4,25-9,4. Nó sống ở vùng nước ngọt và cả vùng nước lợ có độ mặn tới 10-12‰. Nó là loài cá dữ, rất phàm ăn. Nếu ao, đầm nuôi cá mà có lẫn cả cá quả thì chúng sẽ ăn hết cá con trong ao. Vì vậy, nhiều người coi nó là loài cá dữ, là “ác ngư”!

Cá quả thành thục khi được 1 tuổi. Lúc đó, con cái có thể có tới 4.600-5.400 trứng. Nó thường đẻ vào vụ xuân và vụ thu. Chúng cặp đôi theo tỷ lệ 1 đực, 1 cái. Chúng đẻ trứng vào tổ đẻ do chính chúng tạo nên. Nếu trứng đã được thụ tinh thì chỉ sau 32-34 giờ là nó nở. Cá con sống thành từng đàn và được cả bố và mẹ chăm sóc, canh chừng.

Cá quả có sức chịu đựng rất tốt, ngay cả với các điều kiện môi trường bất lợi. Ở nơi có hàm lượng ôxy thấp nó vẫn sống được.

Hiện nay, nhiều nơi đã tiến hành nuôi cá quả. Ta có thể nuôi thuần hoặc nuôi ghép. Tuy nhiên, việc nuôi thuần cho hiệu quả cao hơn. Ta có thể nuôi trong ao, trong lồng hoặc trong bể.

Cá giống cần được thuần dưỡng để thích ứng với việc ăn mồi chết. Ta dùng cá tạp nghiền nhỏ để cho chúng tập ăn. Mỗi ngày cho ăn 2 bữa. Lượng thức ăn bằng 8-10% khối lượng của cá. Sau khoảng 2 tuần, ta có thể chuyển cá ra nơi nuôi thương phẩm.

Giống như nuôi ếch, sau một thời gian, ta nên lựa chọn để đưa những con cùng kích cỡ ra nuôi riêng. Ta có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để cho cá ăn. Tuy nhiên, lượng đạm trong thức ăn phải đạt từ 40% trở lên. Ta có ăn với lượng từ 6-8% khối lượng cá trong ao. Bỏ thức ăn vào sàn và hạ xuống cho cá ăn. Phải thường xuyên thăm ao, tu sửa bờ ao và đăng cống, thêm nước mới vào ao, giữ yên tĩnh nơi nuôi, hạn chế người qua lại và các tiếng động mạnh...

Nhiều nơi, bà con còn nuôi cá quả trong lồng, bè. Kết quả sau 1 năm nuôi, mỗi con cũng có thể đạt tới 5-6 lạng. Như vậy là hiệu quả khá cao.

Báo Đất Việt
Đăng ngày 11/09/2013
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng phụ trách Email: [email protected]
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:40 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:40 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:40 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:40 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:40 25/11/2024
Some text some message..