An Giang: Mô hình nuôi lươn hiệu quả

Từ các chương trình và dự án về phát triển nghề nuôi thủy sản nước ngọt, Trung tâm Giống thủy sản và Trung tâm Khuyến nông An Giang tổ chức nhiều lớp huấn luyện, xây dựng điểm trình diễn để chuyển giao kỹ thuật ương lươn giống và nuôi lươn thịt. Đây là mô hình giúp nông dân tiếp cận kỹ thuật mới, phát triển kinh tế gia đình.

dat lop bat luon
Mùa đặt lọp bắt lươn đồng làm giống ở vùng biên giới Tịnh Biên.

* Anh Hồ Văn Luông, xã Vĩnh Nhuận (Châu Thành): “Sản xuất được lươn giống từ học hỏi kỹ thuật”.

Căn cứ vào quy trình kỹ thuật tập huấn, tôi xây vèo nuôi lươn bố mẹ bằng cao su, rồi chọn lươn bố mẹ tốt cho vào vèo ép trứng. Sau thời gian khoảng 20 ngày thu trứng đem đi ấp vào bể nhỏ, đợi thêm 1 tuần nữa lươn nở (lươn bột), tiếp tục cho lươn bột vào vèo nuôi khoảng 30 ngày thu được lươn giống. Ưu điểm của mô hình là không cần diện tích lớn, có thể tận dụng mặt bằng trước sân nhà. Sản phẩm co thị trường tiêu thụ ổn định, hiệu quả kinh tế cao.

Bản thân là một nông dân chuyên sản xuất lúa, nhưng do diện tích đất nhà ít nên việc sản xuất lúa không đủ chi tiêu sinh hoạt gia đình. Từ khi tham gia học lớp chăn nuôi, sản xuất lươn giống do Hội Nông dân xã tổ chức và được Trung tâm Giống thủy An Giang hướng dẫn kỹ thuật, tôi mạnh dạn đầu tư nuôi lươn giống. Năm 2011, tôi sản xuất được 2.000 con, bán với giá 2.500 đồng/con, sau khi trừ chi phí còn lời khoảng 4 triệu đồng. Năm 2012, tôi sản xuất được trên 30.000 con lươn giống, lợi nhuận khoảng 60 triệu đồng. Hiện tôi đang có trên 1.000 cặp lươn bố mẹ hứa hẹn sẽ đạt hiệu quả cao hơn các năm trước.

* Ông Trần Văn Tốt, xã Long An (Tân Châu): “Nuôi lươn thương phẩm cần phải biết kỹ thuật”.

Bắt đầu thực hiện mô hình nuôi lươn hồi đầu năm 2012, với 2 bể nylon, diện tích 8m2 mỗi bể, sau thời gian nuôi 5 tháng rưỡi, tôi lời trên 8 triệu đồng. Trong quá trình nuôi, tôi thực hiện các công đoạn: Xử lý bể thuần dưỡng và bể nước trước khi thả giống; xử lý lươn giống trước khi thả nuôi; thực hiện chế độ thay nước và phòng trị bệnh (thay nước nước từ 1 – 2 lần trong ngày, đảm bảo môi trường nước sạch để hạn chế dịch bệnh phát sinh, nên lươn sinh sống tốt và phát triển nhanh; đồng thời, còn sử dụng men tiêu hóa, các loại vitamin trộn vào thức ăn, tăng cường sức đề kháng và tiêu hoá tốt). Với chi phí 11 triệu đồng, tôi thu hoạch lươn được 19,2 triệu đồng, trừ chi phí còn lời 8,2 triệu đồng.

Thực tế cho thấy, mô hình nuôi lươn thương phẩm phải giữ môi trường nước sạch, vì nước dơ thì lươn sinh trưởng chậm, năng suất thấp. Con giống nên thả nuôi với mật độ khoảng 60 con/m2 để lươn khỏe, mạnh và ít bệnh; chu kỳ nuôi kéo dài khoảng 7 – 8 tháng, thu hoạch mới đạt năng suất cao. Tuy nhiên, nguồn cung cấp con giống vẫn còn lệ thuộc vào việc khai thác thiên nhiên, khi thả nuôi bị hao hụt lớn, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của mô hình.

* Bà Nguyễn Thị Thảy (xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú): “Thoát nghèo nhờ được hướng dẫn nuôi lươn thịt”

Được giáo viên hướng dẫn kỹ thuật nuôi, tôi xin đăng ký tham gia xây dựng mô hình, với mong muốn áp dụng kiến thức đã học vào thực tế và có thể vươn lên thoát nghèo thông qua nuôi thủy sản.

Gia đình tôi đã được công nhận là hộ thoát nghèo. Năm 2010, vụ nuôi đầu tiên, sau 7 tháng thu hoạch 98kg, trừ chi phí còn lời 7 triệu đồng. Năm 2011, tôi đầu tư mở rộng thêm 2 bể, thả nuôi 40kg lươn giống, thu 200kg thu lợi nhuận 15 triệu đồng. Năm 2012, tôi thả nuôi 55kg lươn giống, sau 2,5 tháng trọng lượng khoảng 160 gram/con.
 

Báo An Giang
Đăng ngày 19/08/2013
NGUYỄN THANH – TRỌNG ÂN
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Tháo gỡ 'nút thắt' trong cấp phép nuôi biển tại Quảng Ninh

Quảng Ninh nổi bật với hơn 45.100 ha vùng biển quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, mở ra tiềm năng lớn cho ngành nuôi biển. Tuy nhiên, thủ tục hành chính rườm rà, thiếu hướng dẫn cụ thể và nhận thức hạn chế của ngư dân đang kìm hãm sự phát triển. Bài viết phân tích những khó khăn, giải pháp thực tiễn tại Quảng Ninh và định hướng thúc đẩy nuôi trồng thủy sản bền vững, hướng tới xuất khẩu.

Nuôi biển
• 10:32 13/06/2025

Bão giá thức ăn, con giống năm 2025: Lời giải cho bài toán lợi nhuận

Năm 2025 đang đến gần, đặt ra cho ngành tôm Việt Nam một bài toán kinh tế nan giải: làm thế nào để tồn tại và phát triển khi các chi phí đầu vào cốt lõi là thức ăn và con giống được dự báo sẽ tiếp tục ở mức cao? Trong bối cảnh này, quản lý chi phí không còn là một lựa chọn, mà đã trở thành yếu tố sống còn, quyết định sự thành bại của mỗi vụ nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:47 12/06/2025

Nuôi trồng kết hợp đa bậc dinh dưỡng (IMTA): Giải pháp bền vững cho ngành thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu đang đối diện với các thách thức nghiêm trọng như ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu, dịch bệnh thủy sản và áp lực cạnh tranh gia tăng, nhu cầu chuyển đổi sang các mô hình sản xuất bền vững ngày càng trở nên cấp thiết.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:59 12/06/2025

Cà Mau quyết liệt bảo vệ nguồn lợi thủy sản, xử lý nghiêm vi phạm

Ngày 9‑6‑2025, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp và toàn diện về tăng cường quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn. Động thái này được đưa ra dù thời gian qua, qua nỗ lực của chính quyền và cộng đồng, nguồn lợi thủy sản đã có sự phục hồi rõ rệt, mang lại thu nhập cao hơn cho ngư dân. Tuy nhiên, tình trạng khai thác cá non, cá bố mẹ khi chưa đến thời gian sinh sản vẫn tiếp diễn, gây lo ngại về tác động lâu dài đến hệ sinh thái cũng như hiệu quả tái tạo nguồn lợi.

• 13:43 10/06/2025

Kiên Giang nâng chỉ tiêu đạt trên 830.000 tấn thủy sản năm 2025

Tỉnh Kiên Giang đang đẩy mạnh nhiều giải pháp để hoàn thành mục tiêu sản lượng thủy sản 2025, ở mức 830.300 tấn, tăng 10.000 tấn so với con số dự kiến hồi đầu năm – bao gồm 420.000 tấn khai thác biển và 410.300 tấn nuôi trồng.

Nuôi trồng biển
• 04:50 17/06/2025

Xuất khẩu cá tra sang EU: Cẩn trọng nhưng kỳ vọng phục hồi trong nửa cuối năm 2025

Trong bối cảnh thị trường quốc tế có nhiều biến động, ngành thủy sản Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu cá tra, đang cho thấy những tín hiệu phục hồi tích cực tại thị trường châu Âu. Sau giai đoạn trầm lắng năm 2023 và đầu năm 2024, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã và đang nỗ lực đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lượng, nhằm thích ứng với các yêu cầu khắt khe từ Liên minh châu Âu (EU). Những nỗ lực này đang dần phát huy hiệu quả.

Cá tra
• 04:50 17/06/2025

Sản lượng khai thác thủy sản trong 6 tháng đầu năm ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ

Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Bình Định, trong 6 tháng đầu năm 2025, tổng sản lượng khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh ước đạt 144.200 tấn, tăng 3,1% so với cùng kỳ năm 2024. Sản lượng nuôi trồng thủy sản đạt khoảng 7.100 tấn, tăng 8%, trong đó sản lượng tôm đạt 4.700 tấn, tăng 10,3% và đạt 44,8% kế hoạch năm.

Đánh bắt biển
• 04:50 17/06/2025

Giảm tỷ lệ hao hụt khi thả ếch giống

Nghề nuôi ếch dần trở nên phổ biến và được ưa chuộng bởi không tốn nhiều vốn lại cho thu nhập khá cao, thời gian nuôi ngắn, phù hợp nuôi hình thức nông hộ. Tuy nhiên, để nuôi ếch hiệu quả không chỉ đơn giản là cho ăn hàng ngày mà cần có kỹ thuật phù hợp để hạn chế hao hụt. Tình trạng hao hụt thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như thức ăn chưa phù hợp, cách chăm sóc chưa đúng,... Việc hiểu rõ về kỹ thuật nuôi và sản xuất giống đúng cách là yếu tố quan trọng giúp vụ nuôi thành công.

Ếch
• 04:50 17/06/2025

Nước mưa ảnh hưởng đến hồ cá cảnh như thế nào?

Hồ cá cảnh là một hệ sinh thái thu nhỏ, nơi các yếu tố môi trường cần được kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển ổn định của cá, cây thủy sinh và vi sinh vật. Một trong những yếu tố môi trường thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến hồ cá chính là nước mưa. Mặc dù nước mưa là một nguồn nước tự nhiên, nhưng nó có thể mang lại cả lợi ích lẫn tác hại nếu không được quản lý đúng cách. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ảnh hưởng của nước mưa đến hồ cá cảnh, đặc biệt là những hồ đặt ngoài trời.

Hồ cá
• 04:50 17/06/2025
Some text some message..