An Giang: Nuôi tôm hướng đến đa dạng sản phẩm xuất khẩu

Tôm là loài thủy sản có giá trị kinh tế cao. Những năm vừa qua, mô hình lúa – tôm (Thoại Sơn) từng bước mang lại hiệu quả cho nông dân. Tuy nhiên, do cách làm còn  nặng tính “tự phát”, cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, sản phẩm chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường nên xuất khẩu còn hạn chế.

tôm càng xanh
Tôm càng xanh toàn đực cho năng suất từ 1,2 – 1,4 tấn/héc-ta, mở ra triển vọng cho mô hình tôm – lúa

Tăng kích cỡ

“Trong 4 mô hình nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Thuận (Thoại Sơn), mô hình nuôi tôm càng xanh “tăng kích cỡ” mang lại hiệu quả kinh tế cao. Tôm thu hoạch có trọng lượng bình quân từ 80 – 120 gram/con. Kích cỡ này, tôm đạt loại 1 sẽ được mua từ 290.000-320.000 đồng/kg. Vì vậy, nông dân cần nghiên cứu, nhân rộng mô hình này, nhằm tăng tỷ lệ tôm loại 1 từ 10%/vụ lên 40 - 60%/vụ. Đạt được vậy, thương lái chuộng mua vì đáp ứng được nhu cầu, thị hiếu của thị trường. Nông dân (ND) cũng tăng thu nhập trên mỗi vụ nuôi, bởi tâm lý của người tiêu dùng thích ăn tôm cỡ lớn…” – ông Nguyễn Văn Cầm, lái tôm Campuchia (CPC), chia sẻ.

Bên cạnh việc “tăng kích cỡ”, ND nuôi tôm càng xanh hướng đến xuất khẩu cần nghiên cứu hình thức nuôi rải vụ. “Nhu cầu tiêu thụ tôm luôn có quanh năm. Đặc biệt, đối với thị trường CPC, trong nước, nhất là sau Tết Nguyên đán là thời điểm tôm được tiêu thụ mạnh. Lúc này, tôm sông không còn nhiều, mặt bằng giá tăng lên rất cao. Nếu tổ chức nuôi rải vụ, ND khắc phục được tình trạng năng suất thấp, lúc đó tôm bán vừa có giá, vừa đạt năng suất, lợi nhuận mang về đáng kể hơn…” - bà Trần Thị E, lái tôm thị trấn Phú Hòa, thông tin.

Mô hình lúa - tôm xã Phú Thuận (Thoại Sơn) bắt đầu hình thành từ năm 2002. Đến năm 2006, UBND tỉnh chủ trương thực hiện vùng quy hoạch tại xã Phú Thuận và Vĩnh Chánh, với diện tích lên đến 1.500 héc-ta. Tuy nhiên, ND thả nuôi năm cao nhất (2011) cũng chỉ đạt 320 héc-ta. Nguyên nhân, các tuyến kênh cấp thoát nước bị bồi lắng, xuống cấp nên không phát huy hết công dụng. Tình hình dịch bệnh trên con tôm ngày càng phức tạp, đa số các loại bệnh trên tôm đều đã kháng thuốc, dẫn đến chi phí điều trị cao, hiệu quả nuôi thấp. “Ngoài nguyên nhân vừa nêu, diện tích nuôi không đạt quy hoạch còn do nguồn cung con giống chưa đảm bảo. Thời điểm thu hoạch rộ lại bị thương lái “ép giá”, do “mạnh ai nấy bán”. Khắc phục được tình trạng này, ND cần đi vào con đường làm ăn hợp tác thông qua mô hình hợp tác xã (HTX) hoặc tổ liên kết sản xuất” - ông Lương Văn Tước, Phó Chi hội trưởng, Chi hội tôm càng xanh Phú Thuận, đề xuất.

Hợp tác sản xuất

“Để dự án lúa – tôm mang lại hiệu quả cao, 4 vấn đề cần giải quyết mang tính cấp thiết và lâu dài là: Môi trường, con giống, vốn và thị trường. Để giải quyết vấn đề, ND nuôi tôm cần liên kết làm ăn hợp tác thông qua mô hình tổ hợp tác hoặc hợp tác xã (HTX). Đứng về mặt quản lý Nhà nước, chúng tôi đang suy nghĩ, đề xuất thành lập một Ban Điều hành dự án lúa – tôm, vì có Ban Điều hành dễ tập trung nguồn lực đầu tư, giải quyết các vấn đề từ môi trường, con giống, vốn và thị trường một cách thuận lợi hơn” – ông Nguyễn Thành Đô, Bí thư Huyện ủy Thoại Sơn, đề xuất.

Vụ tôm 2015, Thoại Sơn có 68 hộ nuôi 213,5 héc-ta, với lượng giống thả nuôi 18,45 triệu con. Trong đó, diện tích nuôi tôm toàn đực đạt 55,2 héc-ta, con giống thả nuôi 2,2 triệu con. Sở dĩ diện tích nuôi tôm toàn đực đạt thấp, do con giống chưa đáp ứng đủ nhu cầu người nuôi. Những năm qua, ND nuôi tôm Thoại Sơn vẫn chưa đi vào con đường làm hợp tác, vì vậy các vấn đề chưa được giải quyết đồng bộ. Cụ thể, thức ăn phải mua với mức giá cao, đồng vốn phục vụ cho sản xuất còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, rất nhiều doanh nghiệp mua tôm để tiêu thụ tại thị trường nội địa, cần ND cung cấp cấp tôm thường xuyên trong năm nhưng chúng ta chưa làm được điều đó…” – bà Phan Thị Yến Nhi, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh, cho biết.

Nuôi tôm hướng đến đa dạng hóa sản phẩm xuất khẩu là một nhu cầu mang tính thiết thực của ND trong tỉnh hiện nay. Tuy nhiên, để sản phẩm này được xuất khẩu thì số lượng phải nhiều và chất lượng tốt. Vì vậy, cần quy hoạch vùng nuôi tôm mang tính chuyên canh, chứ không thể nuôi tôm xen canh đưa đến vấn đề nan giải về môi trường. Ruộng xịt thuốc sâu xả nước xuống kênh, ND nuôi tôm bơm nước vào vuông tôm thì thiệt hại là không tránh khỏi.

“Tôm càng xanh của nông dân vùng Thoại Sơn được xuất khẩu sang Campuchia (CPC) gần 10 năm qua. Tuy nhiên, sản lượng không lớn, vì nguồn cung còn rất hạn chế. Thị trường CPC tiêu thụ mạnh tôm loại 1, trong khi tỷ lệ này chỉ chiếm 10%. Tôm được tiêu thụ mạnh từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau; trong khi mô hình tôm - lúa tập trung thu hoạch đến Tết Nguyên đán đã dứt điểm. Đây là hạn chế cần được khắc phục khi chúng ta tổ chức nuôi tôm hướng đến xuất khẩu” – ông Nguyễn Văn Cầm, thông tin.

Báo An Giang, 12/11/2015
Đăng ngày 12/11/2015
Bài, ảnh: Minh Hiển
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 08:00 20/04/2024

Tránh stress cho tôm vào mùa nắng nóng

Với tình hình nắng nóng như hiện nay, các vật nuôi rất dễ bị sốc nhiệt, nhiễm bệnh. Đặc biệt ở nuôi tôm, khi thời tiết khắc nghiệt tôm dễ rơi vào trạng thái stress. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả chăn nuôi và sản lượng vụ mùa. Do đó, Tép Bạc xin gợi ý một số biện pháp hạn chế stress cho tôm.

Ao nuôi tôm
• 09:28 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 09:04 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 09:04 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 09:04 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 09:04 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 09:04 20/04/2024