An Giang ứng dụng công nghệ cao nuôi thủy sản

Việc ứng dụng công nghệ cao (CNC) đã góp phần quan trọng trong phát triển nền nông nghiệp hiện đại, tăng nhanh năng suất vật nuôi với chất lượng cao và ổn định.

An Giang ứng dụng công nghệ cao nuôi thủy sản
Thu hoạch tôm càng xanh toàn đực

Ứng dụng CNC vào sản xuất thủy sản ở An Giang là hướng đi đúng và cần thiết trong hiện đại hóa nông nghiệp. Kết quả sau 2 năm thực hiện quy hoạch vùng sản xuất thủy sản ứng dụng CNC do UBND tỉnh phê duyệt cho thấy nhiều lợi ích.

Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã thực hiện đánh giá chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP cho trại sản xuất cá tra giống thuộc trung tâm (trại Bình Thạnh cơ sở 2) tại xã Vĩnh Trạch (huyện Thoại Sơn) với quy mô 10ha, công suất 1 tỷ cá tra bột/năm, cung cấp bột giống chất lượng cao cho các hộ ương nuôi.

An Giang đã tiên phong đi đầu trong việc tham gia chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp theo chuỗi liên kết thí điểm của Cty TNHH Sản xuất - thương mại - dịch vụ Thuận An (Tafishco). Từ đó, dự án đầu tư chuỗi liên kết dọc cá tra Tafishco “Sản xuất – chế biến – xuất khẩu” được triển khai thực hiện. Đây là mô hình liên kết đạt hiệu quả cao, giá thành nuôi cá tra của các hộ trong chuỗi liên kết đã giảm từ 500 – 1.000 đồng/kg. Vì vậy, mô hình chuỗi sản xuất Tafishco được UBND tỉnh đề nghị Ngân hàng Nhà nước cho duy trì, mở rộng và nhân rộng trong phạm vi toàn tỉnh những năm tiếp theo.

Tỉnh đã giao Trung tâm Giống thủy sản chủ động hợp tác với Tập đoàn Tiran của Israel để sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực. Trung tâm đã nhập đàn tôm cái giả từ Israel về An Giang và tổ chức sản xuất giống tại trại Bình Thạnh cơ sở 1. Năm 2016, cơ sở đã cung cấp trên 15 triệu con post.

Trung tâm Giống thủy sản An Giang đã nghiên cứu tăng kích cỡ tôm nuôi thương phẩm, giúp tăng hiệu quả kinh tế. Qua triển khai 5 mô hình đều có tỷ lệ sống trên 50%, tỷ suất lợi nhuận đạt cao hơn 90%, kích cỡ tôm thu hoạch đạt hơn 65 gram/con chiếm 80%, tỷ lệ sống trung bình đạt 60 - 73%, lợi nhuận đạt 85 - 160 triệu đồng/ha và tỷ suất lợi nhuận đạt trên 100%. Trung tâm dự kiến sẽ tổ chức nhân rộng mô hình tại các vùng quy hoạch nuôi tôm ứng dụng CNC giai đoạn 2017 - 2018.

Thực hiện mô hình ứng dụng CNC trong nuôi thương phẩm cá sặc rằn (Trichogaster pectoralis Regan, 1909) theo hướng nâng cao kích cỡ sản phẩm khi thu hoạch. Sau thời gian nuôi 8 tháng, mật độ nuôi 30 con/m2, cỡ giống thả là 2 - 5 gram/con, tỷ lệ sống đạt từ 61,2%, trọng lượng bình quân khi thu hoạch từ 6 - 7 con/kg, năng suất đạt đến 31 tấn/ha, hệ số FCR là 2.0, tỷ suất lợi nhuận đạt 45%.

Trung tâm Giống thủy sản An Giang phối hợp với Khoa Thủy sản – Trường ĐH Cần Thơ thực hiện đề tài “Tuyển chọn giống cá sặc rằn”. Đề tài nhằm sản xuất, cung ứng nguồn giống đạt tiêu chuẩn chất lượng, thịt ngon, tỷ lệ sống cao, hao hụt ít, tăng hiệu quả kinh tế cho người nuôi. Khi đề tài thực hiện thành công sẽ đáp ứng được nhu cầu nguồn giống cho vùng quy hoạch sản xuất cá sặc rằn ứng dụng CNC tỉnh An Giang giai đoạn 2017 - 2020.

ứng dụng công nghệ cao trong nuôi trồng thủy sản
Nuôi cá điêu hồng CNC trong lồng bè

Nhập cá điêu hồng dòng Ecuador từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản II. Dòng cá này được viện hợp tác với Trung tâm Di truyền Akvaforsk - Akvaforsk Genetics Centre (AFGC - Na Uy) lai tạo và chọn lọc từ 7 dòng cá rô phi đỏ hiện hữu tại Nam Mỹ. Ngoài ra, đã nhập 150.000 con giống cá rô phi ND34 đang được nuôi dưỡng tại Trại giống Bình Thạnh cơ sở 1.

Phối hợp với Cty Cổ phần Dịch vụ thủy sản Thanh Loan thực hiện đề tài “Nghiên cứu các bệnh thường gặp ở lươn đồng giai đoạn giống và nuôi thương phẩm và các biện pháp phòng, trị”… Các mô hình này nghiên cứu cải tiến sẽ được tập huấn, chuyển giao và nhân rộng cho các cơ sở nuôi lươn tại các vùng quy hoạch sản xuất ứng dụng CNC giai đoạn 2017 - 2018.

Nông NghiệpVN
Đăng ngày 23/06/2017
Xuân Lộc
Nuôi trồng

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 10:05 26/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 11:48 25/04/2024

Triển khai nuôi hải sâm thương phẩm tại làng chài Nhơn Hải

Nhằm đẩy mạnh phát triển nuôi biển, đa dạng hóa đối tượng nuôi trồng thủy sản ,nâng cao hiệu quả kinh tế cho bà con ngư dân, mới đây, Sở KH&CN Bình Định đã có quyết định phê duyệt nhiệm vụ “Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình nuôi thương phẩm hải sâm cát tại xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn do Phòng Kinh tế TP Quy Nhơn chủ trì thực hiện và HTX Dịch vụ - Du lịch – Thủy sản Nhơn Hải là cơ quan phối hợp chính tổ chức thực hiện.

Hải sâm
• 10:10 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 09:51 23/04/2024

Kinh tế tuần hoàn với giải pháp nội tại ngành tôm

Chuyên gia Huỳnh Quốc Tịnh ở Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) phân tích giải pháp tiếp cận đối với sản phẩm tôm theo định hướng kinh tế tuần hoàn bằng việc thực hiện tuần hoàn trong nội tại ngành tôm.

Khu nuôi tôm
• 11:26 26/04/2024

Bình Định: Tập huấn phòng chống dịch bệnh trong nuôi thủy sản

Sáng ngày 25.4, Chi cục Chăn nuôi và Thú y ( Sở NN&PTNT Bình Định) phối hợp UBND xã Mỹ Thành, huyện Phù Mỹ tổ chức tập huấn tuyên truyền phòng chống dịch bệnh thủy sản cho cán bộ phụ trách thủy sản và 40 hộ dân nuôi trồng thủy sản của 3 thôn Xuân Bình Nam, Hưng Lạc và Hưng Tân.

Ao nuôi tôm
• 11:26 26/04/2024

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 11:26 26/04/2024

Ức chế vi khuẩn gây hại bằng axit hữu cơ

Một giải phải để hỗ trợ loại bỏ kháng sinh trong việc phòng bệnh cho vật nuôi chính là sử dụng axit hữu cơ cho nuôi trồng thủy sản hiện nay. Vậy các lợi ích mà axit hữu cơ mang lại chính là gì? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây cùng Tép Bạc nhé!

Đĩa khuẩn
• 11:26 26/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 11:26 26/04/2024