Báo động tăng sự cái hóa trong đàn cá rô phi toàn đực do thức ăn

Một trong những trại giống cá rô phi lớn nhất thế giới vừa phát hiện sự gia tăng đáng kể tỉ lệ cá rô phi cái trong đàn cá rô phi toàn đực bình thường bởi sự thay đổi chất chống oxy hóa trong thức ăn.

Cá rô phi giống.
Cá rô phi giống.

Chúng ta đều biết trong nuôi thương phẩm một số loài cá thì sự hiện diện của con cái là điều không cần thiết, vì con cái có xu hướng phát triển nhanh hơn sẽ cạnh tranh về thức ăn, môi trường sống với con đực. Có thể xem đây là thảm họa với người sản xuất cá rô phi toàn đực, cá cái sẽ lớn nhanh và thành thục rồi sinh sản, khi cá sinh sản cá sẽ không lớn nữa điều này ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng sản phẩm làm giảm đi lợi nhuận của người nuôi. Đồng thời việc này cũng mang lại kết quả tiêu cực trong sản xuất cá bố mẹ, việc cái hóa con đực bố mẹ sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và tỉ lệ sinh sản của loài.

Vấn đề phát sinh

Công ty di truyền học Til-Aqua International đã phát triển gen YY đực trong hơn 25 năm qua. Họ sử dụng cách chọn lọc gen thủ công thay vì dùng phương pháp tiêm hormone, và đạt tỉ lệ đực lên đến 99.7% cá thể đực, những cá thể này sẽ được dùng để làm giống nuôi thương phẩm.

Tuy nhiên, vào giữa năm 2019, sự gia tăng nhanh chóng tỉ lệ con cái trong đàn ấu trùng đã thúc đẩy họ tiến hành điều tra.

“Khách hàng của chúng tôi bắt đầu phàn nàn về tỉ lệ cái trong đàn giống chúng tôi bán cho họ, ban đầu chúng tôi nghĩ là có sự sai sót trong khâu kiểm tra và chẩn đoán của khách hàng nhưng dần tỉ lệ khách hàng phản hồi trên website càng nhiều. Chúng tôi đã phải tiến hành điều tra lại từ khâu vận hành đến sản xuất của mình” một nhân viên bộ phận cá Hanneke van den Dop cho biết.

Cô cho biết thêm: “Những nghiên cứu điều tra nội bộ cho thấy chẳng có gì thay đổi trong cách sản xuất của chúng tôi và chúng tôi bắt đầu nghĩ đến các tác nhân bên ngoài đã làm thay đổi tỉ lệ giới tính cá rô phi. Nghiên cứu đã mất khá nhiều thời gian từ cuối tháng 07/2019 đến 05/2020, chúng tôi phải bố trí thí nghiệm trên nhiều nhóm cá và lặp lại các nghiệm thức nhiều lần”.


Trại cá giống của Til-Aqua International.

Nguyên nhân

Điều tra khám phá ra rằng nhà sản xuất thức ăn đang sử dụng đã có sự thay đổi công thức .

“Chúng tôi tìm ra rằng sự thay đổi tỉ lệ cái trong đàn cá phù hợp với sự thay đổi của chất chống oxy hóa họ sử dụng trong thức ăn. Mặt khác, một khách của chúng tôi từ Châu Phi, cũng sử dụng cùng nguồn thức ăn và có cùng ảnh hưởng tương tự, còn những khách hàng sử dụng nguồn thức ăn khác thì không có vấn đề gì” van de Dop cho hay.

Nhà sản xuất đã thay thế chất E321 và E324 với hai loại chất chống oxy hóa khác. Những nghiên cứu tiếp theo của Van den Dop cho thấy 2 chất thay thế, có một chất làm rối loạn nội tiết, chất còn lại là hormone nữ oestrogen yếu. Với kết quả trên Til-Aqua đã thực hiện một loạt các thí nghiệm thức ăn để điều tra xem sự thay đổi các chất oxy hóa có thể là nguyên nhân gây ra các tác động động dục và thay đổi tỉ lệ giới tính của cá họ không.

Thử nghiệm thức ăn

Để có được kết quả, ấu trùng được chọn từ các dòng gen khác nhau và được sử dụng một số loại thức ăn trong tuần tuổi đầu tiên (đây là thời gian quyết định giới tính của cá rô phi). Hàng nghìn cá hương được giải phẩu và tuyến sinh dục của chúng được kiểm tra ngoại quan và hiển vi. Thí nghiệm cho kết quả rằng chỉ có 8% là cá đực trong đàn cá bố mẹ tạo ra hơn 99% cá đực. Họ cũng khám phá ra rằng, lượng lớn cá thể có cả tuyến sinh dục và mô sinh dục của cả 2 giới. Ngoài ra, tuyến sinh dục đã bị suy giảm từ cá bố mẹ.

Til- Aqua đã phản ánh cho đơn vị cung cấp thức ăn và cho biết: “Đây là thương hiệu chúng tôi đã hợp tác hơn 30 năm nhưng với sự thay đổi thành phần thức ăn, chúng tôi buộc phải đối chất với họ về những gì chúng tôi tìm ra. Tuy nhiên chúng nhận được câu trả lời rằng, họ sử dụng chất chống oxy hóa với mức độ nằm trong giới hạn của luật EU và do đó họ không chịu trách nhiệm cho bất cứ ảnh hưởng không mong muốn nào xảy ra.”

Hạn chế thiệt hại

Til-Aqua bây giờ đang trong quá trình bồi thường thiệt hại cho khách hàng và họ phải xả các bộ lọc sinh học trong chu trình sản xuất của họ.

“Trong các thí nghiệm, họ đã sử dụng lượng lớn nước sạch, như một dòng nước qua hệ thống, hệ thống RAS lại có xu hướng tích lũy các chất chống oxy hóa nên việc xả bỏ các bộ lọc sinh học là đảm bảo không còn sự dư thừa của các chất làm cái hóa trong hệ thống. Ngoài ra để đạt tỉ lệ đực 99%, chúng tôi cũng đã nhận được loại thức ăn cũ”.

Trong khi đó, nhà sản xuất vẫn tiếp tục sử dụng chất chống oxy hóa này, điều này sẽ có lợi cho một số hộ nuôi những loài như cá hồi, cá chép và cá tầm, con cái sẽ lớn nhanh. Tuy nhiên đây cũng có thể là sự đánh đổi tiêu cực mà họ mang lại. Bởi vì dưới tác động của oestrogenic, các loài nuôi sẽ dễ mẩn cảm với kí sinh trùng và dịch bệnh, sử dụng thức ăn làm giảm tỷ lệ cá đực và cá giống yếu hơn, đây là vấn đề về mặt nhân đạo và tính bền vững.

Trong thời gian tới, hy vọng EU sẽ cấm sử dụng 2 chất chống oxy hóa gây cái hóa có tác động lớn đến hormones của cá.

Đăng ngày 07/10/2020
Triệu
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 17:30 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 17:30 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 17:30 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 17:30 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 17:30 25/11/2024
Some text some message..