Báo động tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm

Theo thông tin từ UBND tỉnh Cà Mau, thời gian gần đây có nhiều hộ dân tự phát đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa, vùng sản xuất lúa hai vụ và đất lâm nghiệp để nuôi tôm, gây thiệt đáng kể đến sản xuất và đời sống của hàng nghìn hộ dân.

ao tôm
Ảnh minh họa. Nguồn: Tepbac

Việc này làm cho tình trạng xâm mặn, nhiễm mặn vốn đang diễn ra gay gắt lại càng gay gắt hơn. Tình trạng tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm diễn ra tập trung ở các huyện U Minh, Trần Văn Thời, Thới Bình và thành phố Cà Mau.

Đặc biệt, từ đầu tháng 3 đến nay đã có hàng chục hộ ở ấp 4, ấp Tân Thời, ấp Tân Dân thuộc xã An Xuyên thuộc thành phố Cà Mau đã đồng loạt đưa nước mặn vào ruộng đang sản xuất lúa gây thiệt hại nặng nề cho hàng trăm hộ dân, buộc các hộ này phải phát đơn yêu cầu tới UBND tỉnh nhờ can thiệp.

Từ đầu năm tới nay, tỉnh Cà Mau đã có trên 20 vụ tự phát đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm bị phát hiện, gây xâm mặn hàng trăm hecta đất sản xuất nông nghiệp.

Nhằm khắc phục tình trạng trên, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Tiến Hải đã chỉ đạo cho các cơ quan chức năng phải triển khai ngay một số giải pháp. Theo đó, thực hiện kiểm tra để ngăn chặn kịp thời cũng như xử lý nghiêm hành vi tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa.

Đồng thời, tuyên truyền cho người dân nâng cao ý thức trong việc chấp hành pháp luật về vấn đề này. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên vi phạm phải xử lý nghiêm, bắt buộc khắc phục hậu quả để làm gương.

Cùng với việc rà soát lại quy hoạch, kế hoạch sản xuất, hiệu quả sử dụng đất, qua đó bố trí cơ cấu hợp lý cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện của từng tiểu vùng, tỉnh cũng chỉ đạo các ngành chức năng nghiên cứu đầu tư một số công trình thích hợp ở những vị trí xung yếu nhằm phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng đưa nước mặn vào vùng ngọt hóa để nuôi tôm.

Quan điểm của địa phương là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân sản xuất, nhưng sản xuất phải tuân thủ quy hoạch; không chấp nhận những hành vi tự phát và cụ thể là không chấp nhận tình trạng tự ý đưa nước mặn vào vùng quy hoạch ngọt hóa.

Nông Nghiệp Việt Nam, 08/03/2016
Đăng ngày 08/03/2016
Trần Thành Nên
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 18:52 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 18:52 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 18:52 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:52 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 18:52 25/11/2024
Some text some message..