Bình Định: Hướng dẫn lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022

Thực hiện Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 10/12/2021 của UBND tỉnh về việc tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý nuôi trồng thủy sản năm 2022.

ao nuôi ghép
Ao nuôi tổng hợp. Ảnh NTN

Sau khi lấy ý kiến thống nhất của Phòng Nông nghiệp và PTNT (Kinh tế) các huyện, thị xã và thành phố ven biển, các cơ quan chuyên môn, Sở Nông nghiệp và PTNT ban hành Lịch thời vụ nuôi tôm nước lợ năm 2022 tại tỉnh Bình Định như sau: 

1. Vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao (diện tích 37,9 ha)

- Thả nuôi 3 vụ/năm. Hình thức nuôi thâm canh chuyên tôm.

- Vụ 1: Từ ngày 01 tháng 3 đến cuối tháng 5; Vụ 2: từ ngày 01 tháng 7 đến cuối tháng 9; Vụ 3: từ ngày 01 tháng 11 đến cuối tháng 1 năm sau.

- Đối tượng: Tôm thẻ chân trắng (tôm thẻ); Mật độ: 300-500 con/m2.

2. Vùng nuôi tôm trên cát (diện tích 149 ha)

 Các vùng nuôi tôm trên cát tại các huyện Phù Cát, Phù Mỹ.

- Vụ chính: Hình thức nuôi thâm canh chuyên tôm, 2 vụ chính/năm. Vụ 1: từ tháng 02 đến cuối tháng 4; vụ 2: từ tháng 10 đến cuối tháng 12. Đối tượng: tôm thẻ chân trắng, mật độ: 100-150 con/m2

- Vụ phụ: thời gian nuôi từ tháng 6 đến cuối tháng 8, hình thức nuôi chuyên tôm, mật độ: 60-100 con/m2.

3. Vùng nuôi tại đầm phá, cửa sông (diện tích 1.858,7 ha)

- Đối với vùng cao triều đầm phá, cửa sông có cơ sở hạ tầng tương đối tốt (diện tích 389,9 ha): nuôi thâm canh - bán thâm canh, nuôi chuyên tôm vụ chính (vụ 1) và vụ phụ (vụ 2). Đối tượng nuôi là tôm thẻ chân trắng. Vụ 1: thời gian nuôi từ tháng 02 đến tháng 5, mật độ: 80-100 con/m2; vụ 2: thời gian nuôi từ tháng 6 đến tháng 9, mật độ: 60-80 con/m2.

- Đối với vùng nuôi có cơ sở hạ tầng yếu kém, không đảm bảo nuôi theo hình thức thâm canh-bán thâm canh (diện tích 1.468,8 ha): nuôi quảng canh cải tiến thân thiện môi trường (nuôi tổng hợp). Đối tượng nuôi là tôm sú hoặc tôm thẻ chân trắng kết hợp với cua, cá (Dìa, Chua, Rô phi,...). Thời gian nuôi từ tháng 3 đến cuối tháng 9, theo phương thức đánh tỉa thả bù. Mật độ nuôi: tôm sú ≤ 10 con/m2 hoặc tôm thẻ chân trắng ≤ 20 con/m2; cá ≤ 0,1 con/m2; cua ≤ 0,2 con/m2. Riêng các tiểu vùng nuôi sinh thái rừng ngập mặn, mật độ thả cua ≤ 0,5 con/m2.

4. Một số biện pháp kỹ thuật lưu ý:

- Nhân rộng mô hình nuôi tôm an toàn sinh học, áp dụng các biện pháp nuôi tôm kết hợp với thủy sản khác (cá Rô phi, cá Chua, cá Dìa,…) nhằm hạn chế dịch bệnh.

- Đối với các hộ nuôi mua giống từ bên ngoài tỉnh, cần phải có Giấy kiểm dịch của cơ quan quản lý; trong tỉnh cần Giấy kiểm tra, xét nghiệm của Chi cục Chăn nuôi – Thú y.

- Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng, các địa phương (huyện, thành phố) có thể hướng dẫn điều chỉnh mật độ nuôi phù hợp và nằm trong khung mật độ hướng dẫn của Lịch thời vụ. 

- Trước khi thả nuôi thương phẩm, người nuôi nên ương tôm từ 20-30 ngày (tôm Thẻ, ương từ cỡ giống PL12; tôm Sú, ương từ cỡ giống PL15). Thời gian ương tôm giống được tính trong thời gian nuôi thương phẩm của Lịch thời vụ.

- Đối với vùng nuôi tập trung có cơ sở hạ tầng tương đối tốt nên áp dụng quy trình nuôi tôm 2 – 3 giai đoạn, công nghệ Semi-Biofloc. Đối với các vùng, khu nuôi tôm thương phẩm ứng dụng công nghệ cao cần áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến hiện nay như Biofloc, RAS….

Đăng ngày 18/02/2022
NTN @ntn
Nuôi trồng
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 14:02 30/05/2023

Chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu?

Chất lượng ao nuôi tác động lớn đến sự tăng trưởng của con tôm. Vậy, nếu chất lượng ao nuôi tôm bị suy giảm do đâu? Tép Bạc sẽ giúp bạn đi tìm câu trả lời thông qua bài viết dưới đây nhé!

Ao tôm
• 10:45 29/05/2023

Cà Mau: Ứng dụng nuôi công nghệ cao tôm sú con nào cũng to khỏe

Dự án “Phát triển quy trình sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon) theo công nghệ Biofloc tại tỉnh Cà Mau” được thực hiện từ tháng 7/2020 đến tháng 7/2021 và gia hạn đến tháng 7/2022, do Sở Khoa học và Công nghệ triển khai tại 3 huyện: Ngọc Hiển, Năm Căn và Phú Tân đã mang lại kết quả rất khả quan.

Kỹ sư
• 11:33 28/05/2023

Một số lưu ý khi nuôi thương phẩm sá sùng tại Bình Định

Sá sùng có tên gọi khác là sa trùng, là một loài hải sản họ Sipuncula (họ sá sùng), là loại thực phẩm dinh dưỡng cao, được ví là nhân sâm của biển.

Sá sùng
• 10:49 27/05/2023

Sức đề kháng tôm nuôi suy giảm theo giá bán

Do giá bán giảm, chủ ao tiết kiệm chi phí đầu vào và điều kiện chăm sóc khiến tôm nuôi giảm sức đề kháng, từ đó dễ mắc bệnh thường gặp.

Ao nuôi
• 20:42 30/05/2023

Ăn trứng cá sấu hỏa tiễn nặng 10kg, 6 người nhập viện

Sau ba giờ ăn trứng cá sấu hỏa tiễn, 6 người đàn ông ở Hòa Bình có biểu hiện đau bụng, nôn, tiêu chảy, phải nhập viện cấp cứu.

Cá sấu hỏa tiễn
• 20:42 30/05/2023

Khởi nghiệp nuôi cá đặc sản tại huyện biên giới cho thu nhập cao

Mô hình khởi nghiệp nuôi cá lăng, cá chạch ao của anh Nguyễn Hoàng Anh Quốc ở xã Lộc Hiệp, huyện biên giới Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Cá heo
• 20:42 30/05/2023

Nhơn Hải bắt sao biển gai và dọn rác dưới đáy biển

Sáng ngày 24.5, Tổ bảo vệ san hô xã Nhơn Hải đã tổ chức bắt sao biển gai và dọn rác dưới biển tại khu vực biển Hòn Khô nhỏ (xã Nhơn Hải).

Bắt sao biển gai
• 20:42 30/05/2023

8 loại bệnh thường gặp ở tôm thẻ chân trắng (Phần cuối)

Tôm thẻ chân trắng là loại thủy sản được nuôi nhiều ở các tỉnh nước ta mang lại lợi nhuận kinh tế cao. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh xuất hiện, khiến con tôm thẻ bị chết nhiều ảnh hưởng đến năng suất nuôi trồng của bà con.

Tôm thẻ
• 20:42 30/05/2023