Cá bống mắt cua với khả năng ngụy trang bậc thầy

Trong thế giới đại dương kỳ diệu tồn tại rất nhiều sinh vật biển sở hữu ngoại hình lẫn những sở thích, kỹ năng “có một không hai”, nhưng có lẽ không có quá nhiều loài khiến chúng ta phải dụi mắt đến mấy lần mới nhận ra đó là một chú cá như trường hợp của kẻ ngụy trang bậc thầy mang tên cá bống mắt cua.

Cá bống mắt cua
Ngoại hình của cá bống mắt cua hết sức độc đáo

Một loài cá có thú vui tiêu khiển là đào cát

Cá bống mắt cua tiếng tiếng Anh Two Spot Goby, chúng hay còn được gọi với nhiều cái tên khác như cá bống tượng hai đốm, cá bống hai chấm. Từng xuất hiện tại các bộ sưu tập tại bảo tàng từ năm 1909, nhưng đến tận năm 1977 thì cá bống mắt cua mới được mô tả chi tiết lần đầu tiên.

Cá bống mắt cua được phát hiện trước hết ở Palau, một quần đảo ở phía tây Thái Bình Dương và sau đó là hầu như có mặt ở vùng Tây Thái Bình Dương. Loài cá này ưa sinh sống ở các rạn san hô và đầm phá nông. 

Dựa vào ngoại hình nổi bật với hai cái chấm lớn trên cơ thể, chúng được đặt tên khoa học là Signigobius biocellatus. Được biết, trong tiếng Latinh thì từ “biocellatus” có nghĩa là “hai đốm”.

Cá bống mắt cuaCá bống mắt cua thường xuất hiện theo từng cặp

Giống như đặc điểm hai đốm hay hai chấm có trên vây lưng, cá bống mắt cua cũng rất thường sống theo cặp. Điều này diễn ra cả ở đời sống tự nhiên lẫn trong môi trường nuôi nhốt. 

Dù là một loài cá lành tính, ít cạnh tranh với những loài cá khác; song, cá bống mắt cua lại coi chính đồng loại của mình là đối thủ (trong trường hợp bị đe dọa về không gian sống).

Đặc biệt, dù là một loài cá nhưng chúng có một thú vui rất độc lạ, đó là đào hang. Do đó, nơi yêu thích của chúng chính là trên nền cát hoặc bùn. Điều đáng ngạc nhiên là cá bống mắt cua có thể dành cả ngày để đào, múc từng ngụm cát và sau đó kiên trì gạn (lọc) đi những động vật không xương sống nhỏ nào rồi cuối cùng thải cát ra khỏi mang của nó.

Cá bống mắt cua: Một “diễn viên” nhí của đại dương

Có một sự thực là cá bống mắt cua đã từng khiến nhiều người tưởng mình hoa mắt khi thấy chúng bởi loài cá này thoạt nhìn cứ giống một con bướm hay là một con cua do hai đốm mắt trên vây lưng chúng quá nổi bật.

Cụ thể, trên hai chiếc vây lưng lớn và nhỏ của cá bống mắt cua đều có một đốm mà người ta đó là mắt. Vì cả hai đốm đều có lớp ngoài là màu vàng, còn lớp trong là màu đen thật sự rất giống cấu tạo của một đồng tử.

Cá bống mắt cuaCá bống mắt cua là “diễn viên nhí” trong lòng đại dương

Ngoài ra, chúng còn sở hữu vây bụng và vây hậu môn có màu đen với những đốm xanh sáng. Nhờ những đặc điểm cơ thể “trời phú” đó mà cá bống mắt cua có một kỹ năng giả dạng, ẩn nấp tài tình.

Chính vì sở hữu vẻ ngoài đẹp mắt lại có kích thước chưa đến 10cm nên cá bống mắt cua là loài cá cảnh khá phổ biến mặc dù đây là loài đòi hỏi một môi trường sống tương đối khắc khe.

Nếu so với những loài cá khác, quả thật cá bống mắt cua có được những lợi thế hơn hẳn chúng. Không chỉ có kích thước nhỏ, loài cá này còn có khả năng ẩn nấp hầu như toàn thời gian nhờ đặc điểm là hai đốm giống như đồng tử. 

Khi gặp nguy hiểm, cá bống mắt cua sẽ tận dụng hết khả năng diễn xuất của mình. Một mặt, chúng sẽ mở vây ra tựa loài bướm vỗ cánh khiến những kẻ săn mồi giật mình trước hai đốm kỳ dị mà bỏ chạy. Mặt khác, cá bống mắt cua sẽ xoay cơ thể theo hướng thích hợp để giả dạng thành một con cua nhằm đánh lạc hướng kẻ thù.

Như vậy, những lời khen về cá bống mắt cua đúng là không sai bởi chúng rất khôn ngoan khi biết tận dụng những lợi thế có trên cơ thể để bảo vệ chính mình chứ không lựa chọn đời sống ký sinh hay cộng sinh như những sinh vật biển nhỏ bé khác. Có thể chúng khá “khiêm tốn” về kích thước, nhưng xét đến kỹ năng ngụy trang bậc thầy như thế thì chúng ta phải gọi chúng là “tắc kè hoa” dưới đại dương mới phải!

Đăng ngày 11/01/2024
Nguyệt Hoa @nguyet-hoa
Tổng hợp

Một số loại lưới che nắng cho ao tôm tiết kiệm chi phí

Tại các tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long đang phát triển mô hình nuôi tôm công nghệ cao, siêu thâm canh, đem lại hiệu quả rõ ràng và mở ra hướng đi mới cho ngành nuôi tôm. Với đặc thù khí hậu nhiệt đới quanh năm tác động lớn đến quá trình sinh trưởng và phát triển của tôm. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp để che mát cho ao nuôi trở nên vô cùng quan trọng.

Ao tôm
• 09:58 26/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 10:30 23/04/2024

“Say đắm” trước vẻ đẹp của cánh đồng rong biển Ninh Thuận

Khi thủy triều xuống, cũng chính là lúc vẻ đẹp của cánh đồng rong biển tại Ninh Thuận hiện ra. Cả bãi biển rộng lớn đều phủ một màu xanh mướt của đám rêu xanh phủ đầy trên đá.

Cánh đồng rong biển Ninh Thuận
• 10:58 09/04/2024

Những loài cá biển nuôi làm cảnh

Nhiều người quan niệm cho rằng “Nuôi cá dưỡng tâm”, có thể do điều này mà nhiều gia đình luôn có hồ cá cảnh trong nhà. Bên canh nhiều loài cá nước ngọt được nuôi phổ biến thì cá biển cũng trở nên thu hút không kém.

Cá cảnh
• 10:48 08/04/2024

Ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi lên sự phát triển của tôm

Trong nuôi tôm, độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất sản xuất, đặc biệt trong giai đoạn đặc biệt là trong giai đoạn nuôi tôm giống, sự thay đổi đột ngột về độ mặn có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình tồn tại, sinh trưởng, phát triển và duy trì các chức năng sinh học của tôm. Do đó, cần phải xác định ngưỡng độ mặn trong phạm vi phù hợp để đảm bảo sự phát triển của tôm. Qua bài viết này, Tép Bạc sẽ điểm tầm quan trọng của độ mặn và mức độ ảnh hưởng khi độ mặn thay đổi trong ao tôm.

Đo độ mặn
• 05:19 29/04/2024

Tối ưu hiệu quả nuôi trồng với Chlorine AQUA - ORG cùng Plasma

Trong nuôi trồng thủy sản, việc duy trì môi trường nước đảm bảo sạch, loại bỏ các mầm bệnh ngoại lai, tảo độc,… là yếu tố được người nuôi lưu ý hàng đầu. Từ trước đến nay, người nuôi vẫn có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề này. Trong số đó, sử dụng Chlorine vẫn được xem là lựa chọn tối ưu về hiệu quả và chi phí và được áp dụng nhiều nhất.

Chlorine AQUA - ORG
• 05:19 29/04/2024

Tôm nổi đầu vào lúc sáng sớm là do đâu?

Nhiều người nuôi thắc mắc rằng khi đi thăm ao vào buổi sáng sớm, thường bắt gặp hiện tượng tôm nổi đầu trên mặt nước, bơi lờ đờ hoặc tấp mé. Vậy khi xảy ra hiện tượng đó, liệu tôm có phải đang gặp vấn đề cần giải quyết kịp thời hay không? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ chân trắng
• 05:19 29/04/2024

Hội chứng chết sớm EMS trên tôm và giải pháp phòng ngừa hiệu quả.

Nuôi tôm không phải là một công việc dễ dàng. Trong quá trình nuôi tôm thường xuất hiện rất nhiều loại bệnh khác nhau. Một trong số đó là EMS, hay Hội chứng chết sớm, còn được gọi là AHPNS hoặc Hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính.

Tôm nhiễm bệnh
• 05:19 29/04/2024

Sự phục hồi của thị trường tôm sú

Tôm sú đang trải qua thời kỳ phục hưng, đặc biệt là ở Ấn Độ và Trung Quốc. Tuy nhiên, các chuyên gia như Ida Skancke của Kontali và Tiến sĩ Manoj Sharma cho rằng, việc loại bỏ tôm thẻ chân trắng là vẫn còn quá sớm và thật ngốc khi thực hiện điều đó.

Tôm sú
• 05:19 29/04/2024