Cá điêu hồng chết hàng loạt chưa rõ nguyên nhân ở huyện Thanh Bình

Từ 11 đến 14-11, cá điêu hồng nuôi lồng bè ở thị trấn Thanh Bình và xã Tân Thạnh huyện Thanh Bình (Đồng Tháp) đột ngột chết hàng loạt, gây thiệt hại nặng cho người nuôi. Theo thống kê chưa đầy đủ của Trạm thủy sản huyện Thanh Bình, đến chiều ngày 14-11, trên địa bàn huyện đã có 20 lồng bè tương đương 40 tấn cá của 9 hộ nuôi ở cồn Phú Mỹ (thị trấn Thanh Bình) và ấp Nam xã Tân Thạnh bị thiệt hại từ 30 đến 40%, ước thiệt hại hơn 1 tỷ đồng.

cá điêu hồng chết
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Các hộ nuôi cá cho biết, đang bước vào thời điểm thu hoạch, cá chết bất ngờ khiến các hộ đã nhận tiền đặt trước của thương lái bị thiệt hại nặng. Hiện cá có trọng lượng đạt khoảng 1 kg/con, được thương lái mua ở mức 25.000 đồng/kg. Hộ anh Đặng Hùng Anh ở ấp Nam xã Tân Thạnh có khoảng 30 tấn cá bị thiệt hại trong đợt này, ước tính thua lỗ hơn 750 triệu đồng.

Theo đánh giá của Trạm thủy sản huyện Thanh Bình, nguyên nhân có thể do nước thải từ các cánh đồng lúa chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật chảy theo sông. Trạm đã lấy mẫu đưa đi kiểm nghiệm để đánh giá rõ nguyên nhân cá chết. Ngành chức năng đang khẩn trương kiểm tra, giám sát hiện tượng cá điêu hồng bị chết hàng loạt để có kết luận chính xác, giúp người nuôi chủ động các biện pháp khắc phục, không chỉ riêng ở huyện Thanh Bình mà ở các địa phương phía cuối nguồn nước có nhiều lồng bè nuôi cá điêu hồng. Chính quyền huyện Thanh Bình đang kiến nghị các đơn vị liên quan sớm có giải pháp hỗ trợ người chăn nuôi, đồng thời các tổ chức tín dụng khoanh nợ để người chăn nuôi bị thiệt hại giảm bớt khó khăn.

TTXVN
Đăng ngày 15/11/2012
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:16 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:16 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:16 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:16 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:16 25/11/2024
Some text some message..