Cá nước lạnh “đóng băng”, khó chồng khó

Xã Ngũ Chỉ Sơn – “thủ phủ” nuôi cá nước lạnh của thị xã Sa Pa đang trải qua những ngày trầm lắng chưa bao giờ gặp. Hàng trăm ao nuôi cá tầm, cá hồi đã đến kỳ thu hoạch, nhưng không có thương lái đến mua.

nuôi cá hồi
Hàng tấn cá hồi đã đến kỳ xuất bán nhưng giá rất thấp, thậm chí không tìm được người mua.

Gia đình ông Chảo Duần Mình, thôn Can Hồ B, xã Ngũ Chỉ Sơn có 10 bể nuôi cá nước lạnh, nhưng hiện chỉ còn 4 ao có cá với trọng lượng khoảng 1 tấn cá hồi. Trước đây, cá lớn đến đâu bán hết đến đó, nhưng năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, thị trường gần như đóng băng, lượng cá bán ra chỉ bằng 1/3 mọi năm.


Ông Mình hiện đang bỏ không một số ao nuôi cá nước lạnh.

Ông Mình có nhiều mối quen, nên còn túc tắc bán lẻ, thậm chí, khi khách hàng ở các phường thuộc thị xã Sa Pa có nhu cầu, gia đình bố trí chở hàng giao tận nơi, thế nhưng lượng cá bán ra cũng rất chậm, chỉ khoảng vài tạ trong tháng. Sức tiêu thụ chậm, số cá còn lại vẫn phải chi phí tiền cám ăn hằng ngày, trong khi giá cá thịt đã giảm hơn 100 nghìn đồng/kg so với những năm trước. Hiện giá cá hồi chỉ còn khoảng 140 - 150 nghìn đồng/kg, đây là mức giá mà người dân không có lãi, thậm chí là lỗ vốn. Ông Chảo Duần Mình cho biết: “Người nuôi cá nước lạnh ở xã Ngũ Chỉ Sơn cũng như các địa phương khác trong tỉnh đang gặp rất nhiều khó khăn do không bán được cá. Trong khi đó giá cám thì vẫn cứ đắt, cho ăn ít thì cá lại gầy, thậm chí cá chết”.

Mọi năm, khu ương giống của Công ty Song Nhi, ở phường Ô Quý Hồ, thị xã Sa Pa luôn hoạt động hết công suất, cung cấp khoảng 200.000 con giống cho các trại cá trong khu vực. Nhưng giờ phải dừng hoạt động, bởi có muốn sản xuất cũng không nhập được nguồn trứng về, vả lại, nhu cầu chăn nuôi không có, ương ra cũng chẳng biết bán cho ai. Hiện, Công ty Song Nhi cũng còn khoảng 2 tấn cá hồi thịt, nhưng tiêu thụ đã giảm đáng kể so với những năm trước, đặc biệt từ sau ngày 1/4, gần như đóng băng hoàn toàn, có ngày chỉ bán được vài chục kg.


Khu ấp, nuôi cá hồi giống của ông Hưng giờ bỏ không.

Bát Xát cũng là một trong số ít những địa phương có lợi thế để nuôi cá nước lạnh. Tuy nhiên, chung hoàn cảnh, hàng trăm hộ nuôi cá nước lạnh ở Bát Xát hiện cũng đang như “ngồi trên đống lửa” khi việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn. Anh Tẩn Kin Sinh, xã Nậm Pung, Bát Xát cho biết: “nuôi cá hồi vốn rất là lớn, gia đình tôi đã phải đi vay ngân hàng để làm ao nuôi. Hiện giờ cá đã đủ trọng lượng nhưng không bán được, nên gia đình tôi gặp khó khăn”.

Theo thống kê của Hiệp hội cá nước lạnh Lào Cai, toàn tỉnh có trên 150 cơ sở nuôi cá nước lạnh, tập trung chủ yếu ở thị xã Sa Pa và các huyện Bát Xát, Văn Bàn. Hiện còn khoảng 250 tấn cá đến thời điểm xuất bán nhưng vẫn phải tiếp tục nuôi duy trì, dẫn đến phát sinh chi phí, thiếu vốn sản xuất. Đặc biệt, với những hộ phải vay vốn ngân hàng để phát triển chăn nuôi lại càng khó khăn hơn, bởi vừa phải lo trả lãi ngân hàng, lo trang trải tiền cám cho cá ăn hằng ngày. Do đặc tính của cá hồi đến kỳ sinh sản xong sẽ chết, vì vậy việc nuôi duy trì lâu ngày, không bán được, nguy cơ trắng tay là nỗi lo lớn đối với người nuôi, đẩy họ vào tình cảnh khó khăn chồng chất khó khăn. Mặt khác, do không tiên lượng được diễn biến của dịch bệnh Covid-19 nên người nuôi không thể chủ động điều tiết sản xuất, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hoạt động nuôi cá nước lạnh của cả năm 2020 và năm 2021.


Không chỉ cá hồi, cá tầm cũng không tìm được đầu ra.

Ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: “trước thực trạng cá nước lạnh không bán được, ngành nông nghiệp đã đề nghị các ngành tạo điều kiện cho cơ sở nuôi cá nước lạnh được giãn nợ, hoặc hỗ trợ lãi xuất; các cấp, ngành giúp các hộ nuôi cá nước lạnh liên kết với các cơ sở bảo quản lạnh với số lượng lớn”.


Nhiều hộ đã đóng gói cá hồi hút chân không, cá hồi hun khói… để bán trên mạng xã hội.

Trong đợt cao điểm 15 ngày cách ly, các nhà hàng, dịch vụ ăn uống, dịch vụ vận chuyển hàng hóa, hoạt động du lịch dừng hoạt động hoàn toàn, nên việc tiêu thụ sản phẩm cá hồi, cá tầm gặp rất nhiều khó khăn. Để đối phó với tình hình, nhiều người nuôi chuyển sang bán hàng online qua mạng internet hoặc giao hàng tận nhà, song sản lượng bán ra không đáng là bao so với nhu cầu tiêu thụ hằng ngày. Vì vậy, một giải pháp tổng thể là điều mà người nuôi cá nước lạnh của Lào Cai đang rất mong chờ trong lúc này.

Báo Lào Cai
Đăng ngày 13/04/2020
Nhóm PV
Kinh tế

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 10:52 07/11/2024

Thị trường Ấn Độ: Đối thủ hay cơ hội hợp tác của Việt Nam?

Năm 2024 đánh dấu nhiều thay đổi quan trọng trong ngành thủy sản Ấn Độ, khi quốc gia này ngày càng khẳng định vai trò trong xuất khẩu thủy sản toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Việt Nam - một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu đang đối diện câu hỏi quan trọng: liệu Ấn Độ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp hay một đối tác chiến lược tiềm năng?

Tôm thẻ
• 09:58 04/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 09:43 01/11/2024

Tiềm năng và thách thức trong thị trường thủy sản đông lạnh tại châu Phi

Châu Phi đang nổi lên như một thị trường tiềm năng cho ngành thủy sản đông lạnh Việt Nam, nhờ vào nhu cầu tiêu thụ thực phẩm gia tăng và sự phát triển của tầng lớp trung lưu.

Chế biến thủy sản
• 10:22 31/10/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 06:31 08/11/2024

Quy định truy xuất nguồn gốc từ Châu Âu: Cơ hội hay thách thức cho thủy sản Việt Nam?

Trong những năm gần đây, thị trường châu Âu (EU) ngày càng thắt chặt các quy định về an toàn thực phẩm, đặc biệt là đối với ngành thủy sản nhập khẩu. Đối với Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu thủy sản hàng đầu vào EU, việc tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định này là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo sự hiện diện bền vững trên thị trường khó tính này. Vậy các quy định truy xuất nguồn gốc từ châu Âu là cơ hội hay thách thức đối với thủy sản Việt Nam?

Hải sản
• 06:31 08/11/2024

Bạch tuộc Dumbo: Sinh vật dưới nước độc đáo bơi bằng tai

Bạch tuộc Dumbo – một cái tên đáng yêu, đầy gợi nhớ đến chú voi biết bay trong bộ phim hoạt hình nổi tiếng của Disney – là một trong những loài sinh vật độc đáo và quyến rũ nhất dưới đáy đại dương. Loài bạch tuộc này không chỉ nổi bật bởi ngoại hình dễ thương mà còn bởi cách di chuyển đặc biệt bằng "tai" của mình.

Bạch tuộc
• 06:31 08/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 06:31 08/11/2024

Lý do vì sao nên xét nghiệm EHP cho tôm giống?

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) gây ra, khiến tôm chậm lớn và khó đạt kích thước tối ưu, ảnh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng tôm.

Tôm giống
• 06:31 08/11/2024
Some text some message..