Cá sấu con bám chi chít trên lưng bố

Nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc đàn cá sấu con thi nhau trèo lên lưng bố để được che chở.

cá sấu con
Đàn cá sấu con trèo lên lưng bố. Ảnh: BBC.

Nhiếp ảnh gia Dhritiman Mukherjee chụp ảnh "đại gia đình" cá sấu Ấn Độ (Gharial crocodile) trong khu bảo tồn quốc gia Chambal, BBC hôm 1/9 đưa tin. Loài cá sấu nước ngọt này thuộc nhóm cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). Vì vậy, tất cả những con non trong ảnh cần sống sót đến khi trưởng thành và sinh sản.

Cá sấu Ấn Độ từng có tới hơn 20.000 cá thể tại Nam Á. Tuy nhiên, ngày nay số lượng cá sấu trưởng thành chỉ còn chưa tới 1.000 con. 3/4 trong số đó tập trung tại khu bảo tồn Chambal.

"Con đực này đã giao phối với 7 hay 8 con cái. Thông thường, cá sấu Ấn Độ khá nhút nhát so với cá sấu nước mặn và cá sấu đầm lầy. Nhưng con đực này bảo vệ đàn con rất quyết liệt và nếu tôi đến quá gần, nó sẽ đuổi tôi. Nó có thể trở nên rất hung dữ", Dhritiman cho biết.


Ảnh chụp "đại gia đình" cá sấu từ trên cao. Ảnh: BBC.

Cá sấu Ấn Độ đực có một chỗ phình nổi bật ở đầu mõm trông giống một chiếc chậu đất nung tròn, hay "ghara" trong tiếng Hindi. "Bộ phận này giúp khuếch đại âm thanh phát ra", Patrick Campbell, chuyên gia về động vật bò sát tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, giải thích.

"Những loài cá sấu khác dùng miệng để mang con đi, dĩ nhiên là phải rất cẩn thận. Nhưng với cá sấu Ấn Độ, hình dáng mõm khác thường khiến điều này trở nên bất khả thi. Vì thế, con non phải trèo lên đầu và lưng để gần gũi với bố và được che chở", ông nói thêm.

Số lượng cá sấu Ấn Độ suy giảm do môi trường sống thu hẹp. Nguyên nhân chủ yếu là các đập nước ngăn dòng chảy của sông. Việc khai thác cát và loại bỏ đá cuội cũng gây khó khăn cho cá sấu khi làm tổ. Ngoài ra, chúng cũng có nguy cơ bị vướng vào các dụng cụ đánh bắt cá. Dhritiman hy vọng có thể góp phần bảo tồn cá sấu qua những bức ảnh của mình.

Theo BBC

VnExpress
Đăng ngày 03/09/2020
Thu Thảo
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

Sách Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản: Giảm ngay 15% cho 50 khách hàng đầu tiên

Ngành thủy sản hiện nay đang không ngừng phát triển và đổi mới, nhưng một trong những yếu tố cốt lõi giúp các nhà chuyên môn, kỹ thuật viên và sinh viên ngành thủy sản nâng cao kiến thức chính là sở hữu tài liệu chuyên sâu, đáng tin cậy. Hiểu được điều đó, quyển sách "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản" - một tác phẩm được đánh giá cao bởi các chuyên gia đầu ngành, nay đã chính thức tái bản, đáp ứng nhu cầu học tập và ứng dụng thực tiễn trong công việc.

Đặt hàng trước giảm 15%
• 00:29 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 00:29 19/11/2024

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 00:29 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 00:29 19/11/2024

Theo dõi chặt chẽ thời tiết là biện pháp tốt giúp vụ nuôi thành công

Thời tiết là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường sống của tôm. Những thay đổi đột ngột về nhiệt độ, mưa lớn, hoặc gió mạnh có thể làm biến đổi chất lượng nước và gây căng thẳng cho tôm, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh hoặc chậm phát triển.

Ao tôm
• 00:29 19/11/2024
Some text some message..