Cá tầm suối Đà Lạt

Cá tầm được nuôi ở những dòng suối nước lạnh, cách xa địa bàn dân cư, ở những khu rừng nguyên sinh thuộc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà (biểu tượng của Đà Lạt).

cá tầm đà lạt
Cá tầm Đà Lạt nuôi ở trang trại Ngọc Mai Trang - Ảnh: Lâm Viên

Nước sạch - yếu tố quan trọng nhất

Trang trại nuôi cá tầm của Công ty Ngọc Mai Trang chỉ cách Trung tâm điều hành du lịch Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà khoảng 500 m. Đây là trang trại nuôi cá tầm lớn hiện nay ở Đà Lạt với 5 trại nuôi, mỗi trại có khoảng 30 hồ, được thiết kế theo dạng “bậc thang”, mục đích để nước chảy tự nhiên từ trên suối cao xuống liên tục 24/24, tăng cường nguồn ô xy cho cá thở và phát triển. Ông Nguyễn Đình An, chủ trang trại Ngọc Mai Trang, cho biết nguồn nước sạch là yếu tố quan trọng nhất, mang tính quyết định thành công hay không trong nghề nuôi cá nước lạnh nói chung, cá tầm nói riêng. Các trại nuôi của Ngọc Mai Trang, Trường Toàn… đều tọa lạc bên dưới những khe suối nước trong lành. Thế nhưng, trước khi cho nước chảy vào hồ nuôi cá đều phải qua hệ thống lọc, lắng tạp chất…

nguồn nước sạch
Nguồn nước sạch chảy liên tục vào hồ nuôi tăng cường ô xy cho cá

Nuôi cá như nuôi con mọn

Năm 2008, ông An bắt đầu bước vào nghề nuôi cá tầm, những năm đầu do thiếu kinh nghiệm nên thu không đủ chi. Sau nhiều lần qua Nga và một số nước châu Âu tham quan và học hỏi kinh nghiệm, đồng thời thuê kỹ sư Nga qua hướng dẫn kỹ thuật, ông An đã làm chủ được quy trình và kỹ thuật nuôi cá tầm. Ông An cho biết nuôi cá tầm như nuôi con mọn. Trứng cá tầm nhập khẩu từ Đức và Nga phải đưa về trang trại càng sớm càng tốt (khoảng 1 tuần sau khi thụ tinh). Trứng được ủ trong lồng, giữ nhiệt độ ổn định 15 - 16 độ C; đồng thời tạo nguồn nước đẩy vào lồng ấp, phun từ dưới lên gây áp lực liên tục thì cá mới nở. Cá “sơ sinh” được nuôi trong những hồ đặc biệt có mái che, ánh sáng rất ít; cứ 1 giờ cho ăn 1 lần (thức ăn nhập khẩu giá hơn 1 triệu đồng/kg); cá 10 ngày tuổi 2 giờ cho ăn 1 lần; 20 ngày tuổi 3 giờ cho ăn 1 lần… trên 90 ngày tuổi khi cá đạt trọng lượng từ 50 - 60 gr mới chia ra các hồ nuôi lớn. “Đây là giai đoạn gian nan nhất, dù đêm giá lạnh giữa rừng sâu vẫn phải chia ca túc trực bên hồ cho cá ăn 24/24”, ông An nói.

Cá nuôi trong hồ lớn cứ 6 giờ cho ăn 1 lần, bất kể ngày hay đêm, mưa hay nắng, nếu không tuân thủ đúng quy trình cá sẽ chậm phát triển. Sau 16 đến 18 tháng nuôi, cá đạt trọng lượng từ 1,8 - 2 kg/con có thể thu hoạch, đưa ra thị trường.

Ông Nguyễn Văn Toản, chủ trại cá tầm Trường Toàn (dưới chân núi Lang Biang, Đà Lạt), cũng là đầu mối tiêu thụ cá tầm cho trang trại cá tầm ở Đà Lạt, cho biết: “Cá tầm suối Đà Lạt thời gian nuôi dài hơn một số địa phương khác, nhưng chất lượng cá hơn hẳn về độ dai, độ ngọt, thịt chắc hơn”. Ông Toản cho biết thêm, nhiệt độ nước để nuôi cá tầm lý tưởng nhất từ 16 - 22 độ C, nhưng do các trại cá nằm trong rừng nguyên sinh nên nước các khe suối từ Vườn Bidoup - Núi Bà chảy ra chỉ ở mức 17 - 20 độ C, nên thời gian nuôi dài hơn.

Ông Trần Văn Hào, Chủ tịch Hiệp hội Phát triển cá nước lạnh Lâm Đồng, cho biết hiện nay toàn tỉnh có khoảng 30 đơn vị đăng ký nuôi cá nước lạnh, nhưng chỉ có 13 doanh nghiệp (DN) sản xuất mang tính chuyên nghiệp. Tuy số DN nuôi cá nước lạnh giảm, nhưng DN nào chú tâm đầu tư cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, con giống tốt thì vẫn mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ông Hào cho biết thêm: “Các DN Ngọc Mai Trang, Trường Toàn, Khánh Vân… đang chiếm khoảng 90% sản lượng cá tầm của Đà Lạt, với quy mô hiện nay mỗi năm có thể cung cấp cho thị trường trên 650 tấn cá tầm thương phẩm”.

Báo Thanh Niên, 04/12/2015
Đăng ngày 05/12/2015
Thông tin dịch vụ
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:37 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:37 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:37 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:37 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:37 21/12/2024
Some text some message..