Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Theo kế hoạch năm 2015, huyện Trần Đề (Sóc Trăng) sẽ thả nuôi 5.700 ha thủy sản các loại, trong đó có 4.100 ha nuôi tôm nước lợ. Tính đến cuối tháng 8, toàn huyện đã thả nuôi 4.290 ha tôm sú và tôm thẻ, vượt kế hoạch hơn 190 ha, do có một phần diện tích bà con thả nuôi ngoài vùng quy hoạch, tập trung nhiều ở xã Tài Văn và Đại Ân 2.

nuôi tôm ngoài quy hoạch
Cái khó của những hộ nuôi tôm ngoài vùng quy hoạch ở huyện Trần Đề

Trong tuần cuối tháng 8/2015, diện tích tôm chết tăng nhiều, nâng tổng số thiệt hại toàn tỉnh lên 9.600 ha, chiếm 23,7% diện tích thả giống, trong đó huyện Trần Đề bị thiệt hại hơn 744 ha. Hiện khó khăn chung của bà con không chỉ do bùng phát dịch bệnh trên tôm trong mùa mưa, mà còn vì giá tôm nguyên liệu đang giảm thấp so cùng kỳ năm 2014. Ông Đỗ Thanh Hải ở xã Tài Văn có 5 công nuôi tôm sú được hơn 3 tháng tuổi, đạt kích cỡ 35 – 40 con/kg, ông cho biết tôm sú cỡ này bán ra chỉ khoảng 125.000 đ/kg, tôm thẻ cỡ 100 con/kg còn dưới 90.000 đ/kg, với giá này thì chỉ có huề hoặc lỗ vốn, theo ông Hải: “Thức ăn thì không nghe tụt giá còn Tôm thì không lúc nào nghe lên giá, giá bây giờ thấp quá, nông dân chỉ biết chịu thôi chứ biết nói gì đây, tới đâu thì tính tới đó”.

lo ao tôm
Ông Đỗ Thanh Hải ở xã Tài Văn chăm sóc Ao Tôm

Bên cạnh nỗi lo chung về dịch bệnh và giá cả, những hộ dân trong vùng ngọt còn gặp nhiều trở ngại hơn khi đào ao nuôi tôm, vì không thuộc vùng quy hoạch nên các điều kiện về nguồn điện và nguồn nước không đảm bảo để nuôi tôm. Như ở xã Tài Văn có hơn 11ha nuôi tôm, do việc lấy nước mặn từ kênh lớn vào nuôi tôm khó tránh việc mầm bệnh lây lan vào ao, nên hầu hết bà con ở đây đều trữ nước lại sau mỗi vụ nuôi, nhưng việc trữ nước cục bộ trong thời gian dài sẽ làm tăng chi phí để xử lý, đồng nghĩa với việc tăng chi phí đầu vào của bà con, anh Thạch Đức Long, trưởng Ban nhân dân ấp Tài Công cho biết: “Theo quan sát của địa phương, trước đây điện không đủ, nhiều hộ nuôi tôm phải sử dụng máy phát điện nên chi phí rất cao. Sau khi có điện kéo đến nơi thì nhiều hộ chạy quạt một lúc gây ảnh hưởng đến điện sinh hoạt. Nguồn nước ở đây lấy chủ yếu từ kênh Dù Tho, Mỹ Thanh. Đa số hộ nuôi ở đây chưa tập trung xử lý ao lắng. Do ở đây không nằm trong vùng quy hoạch, địa phương khuyến cáo bà con nuôi tôm nên xử lý ao lắng để tránh bị thiệt hại. Nhiệm kỳ rồi có chủ trương nạo vét kinh mương để nuôi tôm. Ở đây bà con làm ruộng nhiều 414 ha, diện tích nuôi tôm ít, khuyến cáo bà con không nên lấy nước ruộng xổ ra vì có chứa thuốc trừ sâu, thuốc diệt ốc… đồng thời cũng không xổ nước ao ra kênh chung, tránh gây nhiễm mặn cho trồng lúa”.

chạy quạt nước
Điện chạy quạt nước chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi tôm tại các vùng nuôi ngoài quy hoạch

Hiện tại biện pháp quản lý nguồn nước giúp bà con các vùng nuôi tôm ngoài quy hoạch hạn chế được lây nhiễm mầm bệnh từ nơi khác, tuy nhiên ngành chức năng cũng khuyến cáo bà con các khu vực này không nên tiếp tục mở rộng diện tích nuôi tôm, nhất là khi dịch bệnh trên tôm chưa có dấu hiệu dừng lại, ông Trần Hoàng Dũng, trưởng phòng NN& PTNT huyện Trần Đề cho biết: “Đối với huyện Trần đề diện tích nuôi tôm ngoài quy hoạch không nhiều, đây là những diện tích có nuôi tôm nước lợ trước đây. Ngành khuyến cáo bà con thận trọng trong diện tích này vì chưa đảm bảo được điều kiện cơ bản cho nuôi tôm. Tuy nhiên hằng năm, chúng tôi có khuyến cáo về lịch thời vụ, tập huấn tuyên truyền một số biện pháp kỹ thuật cơ bản để xử lý đối với điều kiện ao nuôi của bà con. Khuyến cáo bà con không nên mở ra ngoài vùng quy hoạch vì các điều kiện cho nuôi tôm hiện không đảm bảo, rất dễ bị thiệt hại”.

Về lâu dài, việc nuôi tôm trong vùng nước ngọt sẽ tác động lớn đến môi trường và đa dạng sinh học, đặc biệt gây mặn hóa vùng nuôi, ô nhiễm nước ngầm và lâu dài sẽ ảnh hưởng đến diện tích trồng lúa và cây trồng khác xung quanh, tác động không tốt đến tình hình nuôi và phát triển thủy sản. Do đó ngành nông nghiệp huyện Trần Đề cũng đặc biệt lưu ý nông dân cần thận trọng khi lựa chọn mô hình sản xuất, để thu được lợi nhuận cao nhất trên diện tích đất của mình bằng mô hình phù hợp nhất.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 04/09/2015
Đăng ngày 05/09/2015
Ngọc Khuê
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:23 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:23 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:23 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:23 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:23 25/11/2024
Some text some message..