Cholesterol trong tôm và những điều cần biết

Là một trong các loài thủy sản có vỏ được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, trong tôm cũng chứa hàm lượng cholesterol đáng kể, vậy điều này mang đến tác động tiêu cực hay tích cực?

Tôm
Tôm là một thực phẩm chứa choresterol dồi giàu

Cholesterol là gì? 

Cholesterol là một thành phần của lipid máu, còn gọi là mỡ máu (gồm cholesterol, triglycerid và phospholipid). Cholesterol đóng vai trò quan trọng ở hầu hết hoạt động của cơ thể như sản xuất một số loại hormone, quá trình hoạt động của tế bào sợi thần kinh… 

Khoảng 75% cholesterol có trong máu do gan và cơ quan khác sản sinh, số còn lại là do thức ăn bên ngoài có từ thịt, sữa, lòng đỏ trứng, phù tạng động vật.. mà chúng ta tiêu thụ mỗi ngày. 

Lợi và hại mà cholesterol mang đến

Tuy nhiên, sự mất cân bằng cholesterol có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, nguy hiểm là các bệnh lý về tim mạch. Có 2 loại chính là cholesterol xấu (LDL – C) và cholesterol tốt (HDL – C). Ngoài ra, còn có biến thể của cholesterol xấu.  

ChoresterolNhững người có cholesterol cao thì lợi ích của việc ăn tôm có thể nhiều hơn bất lợi

- Cholesterol tốt: chiếm khoảng 25 – 30% hàm lượng cholesterol có trong máu. HDL – Cholesterol đóng vai trò vận chuyển cholesterol từ máu đi về gan, đồng thời cũng đưa cholesterol ra khỏi các mảng xơ vữa động mạch, hạn chế gây ra các biến chứng tim mạch nguy hiểm. 

- Cholesterol xấu: vận chuyển hầu hết cholesterol trong cơ thể. Nếu hàm lượng cholesterol này tăng nhiều trong máu thì có nguy cơ xuất hiện hiện tượng lắng đọng mỡ ở thành mạch máu gây xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa này dần dần có thể gây hẹp hay tắc mạch máu, thậm chí có thể vỡ mạch máu đột ngột, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não. 

- Biến thể cholesterol xấu: hàm lượng biến thể trong máu tăng có thể dẫn đến các nguy cơ hình thành các mảng xơ vữa động mạch. 

Tiêu thụ tôm chứa nhiều cholesterol có tốt không?  

Tôm chứa nhiều cholesterol và dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Một khẩu phần tôm có chứa khoảng 85 gram chứa tới 166 mg cholesterol. Con số này cao hơn gần 85% so với lượng cholesterol trong các loại hải sản khác, chẳng hạn như cá ngừ. Cũng vì lý do đó mà nhiều nghiên cứu cho rằng ăn tôm sẽ làm tăng lượng cholesterol trong máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và nên hạn chế tiêu thụ. 

Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cho biết, ngay cả với những người có cholesterol cao thì lợi ích của việc ăn tôm có thể nhiều hơn bất lợi. Các chuyên gia phát hiện ăn tôm làm tăng mức cholesterol xấu nhưng mức cholesterol tốt cũng tăng lên. 

Tôm nướngCác món tôm rất hấp dẫn và đa dạng, tuy nhiên càng cân nhắc về số lượng tiêu thụ mỗi ngày

Các nhà nghiên cứu cho rằng tôm có thể hỗ trợ sức khỏe tim mạch. 100 g tôm chứa ít hơn 0,3 g chất béo, hầu hết là chất béo không bão hòa. Được biết, thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa cũng có thể làm tăng mức cholesterol LDL. Nói cách khác, hàm lượng chất béo trong tôm không có khả năng làm tăng mức cholesterol xấu. 

Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) thậm chí còn liệt kê tôm là thực phẩm có thể làm giảm mức cholesterol chỉ cần không chế biến bằng cách chiên rán. Ngoài ra, AHA còn khẳng định tôm có chứa một số axit béo omega-3, một loại chất béo lành mạnh, có thể có lợi cho hệ tim mạch và các chức năng khác của cơ thể. 

Để đảm bảo rằng tôm ít cholesterol nhất có thể, bạn nên chế biến bằng cách hấp, luộc, nướng (ít hoặc không thêm dầu), nêm nếm với gia vị và rau thơm; không nên chiên xào với bơ, dầu hay ăn kèm sốt kem hoặc bơ, thêm nhiều muối không cần thiết. 

Cũng giống như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, nên ăn chín uống sôi. Việc ăn tôm sống tuy có bổ sung được chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng bên cạnh đó, chúng còn đi kèm các loại ấu trùng khác như giun, sán,…gây hại cho cơ thể. Do đó, người tiêu dùng cần đảm bảo rằng tôm được nấu chín và bảo quản đúng cách cũng có thể giúp giảm nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

Đăng ngày 23/05/2024
Nhất Linh @nhat-linh

Công dụng của râu tôm

Cơ thể tôm với nhiều bộ phận quan trọng cấu tạo nên một con tôm hoàn chính. Ở từng bộ phận mang một nhiệm vụ riêng biệt, nhưng chắc hẳn bạn chưa từng để ý đến hai sợi râu dài của chúng có tác dụng gì đúng không? Hôm nay hãy cùng tìm hiểu về nó nhé!

Tôm thẻ
• 10:35 29/05/2024

Tập hợp ngạnh các loài cá có độc bạn cần để ý

Trong tự nhiên, luôn tồn tại một số loài cá mà ngạnh của chúng chứa nọc độc, gây ra nỗi khiếp sợ cho con người. Sau đây, bài viết sẽ tập hợp ngạnh các loài cá có độc để các bạn để ý, có biện pháp an toàn khi sờ vào nhé!.

Cá có ngạnh độc
• 09:38 24/05/2024

Cholesterol trong tôm và những điều cần biết

Là một trong các loài thủy sản có vỏ được nuôi và tiêu thụ nhiều nhất, cung cấp một lượng lớn các chất dinh dưỡng cho cơ thể con người. Bên cạnh đó, trong tôm cũng chứa hàm lượng cholesterol đáng kể, vậy điều này mang đến tác động tiêu cực hay tích cực?

Tôm
• 10:46 23/05/2024

Tôm đông lạnh có còn giữ nguyên chất dinh dưỡng vốn có?

Ngày này, các loại thực phẩm đông lạnh đã không còn quá xa lạ với người tiêu dùng, đặc biệt đối với các loài thủy hải sản. Vậy tôm đã đông lạnh có còn giữ được các chất dinh dưỡng cũng như an toàn cho sức khỏe con người hay không? Cùng Tép Bạc tìm hiểu chúng ngay dưới bài viết dưới đây nhé!

Tôm sú
• 09:48 07/05/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 09:46 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 09:46 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 09:46 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 09:46 16/06/2024

Tập huấn kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc

Ngày 06.6, tại xã Cát Minh (huyện Phù Cát) và xã Mỹ Thành (huyện Phù Mỹ), Trung tâm Khuyến nông Bình Định phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp các huyện Phù Cát và Phù Mỹ tổ chức 02 lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật nuôi thương phẩm tôm thẻ chân trắng bán thâm canh – thâm canh hai giai đoạn ứng dụng công nghệ Semi-Biofloc cho 40 hộ nuôi tôm trên địa bàn các xã Cát Minh và Mỹ Thành.

Tập huấn
• 09:46 16/06/2024
Some text some message..