Chuẩn bị giống thủy sản cho vụ nuôi năm 2016

Năm 2016 ngành thủy sản của tỉnh Nam Định phấn đấu nuôi trồng hết diện tích là 16 nghìn ha với ước tính tổng sản lượng đạt 80 nghìn tấn; sản xuất 11 tỷ con giống; trong đó có 9,486 tỷ con giống nước mặn lợ và 1,514 tỷ con giống nước ngọt. Ngành tiếp tục mở rộng nuôi các con giống mới có chất lượng, năng suất và người tiêu dùng có nhu cầu sử dụng cao như ốc hương, sò huyết... Để hoàn thành mục tiêu đề ra, Sở NN và PTNT đã tập trung chỉ đạo các cơ sở chủ động sản xuất và cung ứng nguồn giống thủy sản kịp thời vụ và đạt chất lượng cho các hộ nuôi.

nạo vét ao tôm
Trung tâm Giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định nạo vét bùn đáy, cải tạo ao đầm chuẩn bị cho vụ nuôi năm 2016.

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương, thời tiết vụ đông xuân năm 2015 - 2016 ở Bắc Bộ ít ngày rét; có rét đậm, rét hại nhưng khả năng không kéo dài. Nhiệt độ từ tháng 10-2015 đến tháng 4-2016 có xu hướng cao hơn trung bình nhiều năm từ 0,5 - 1,50C, lượng mưa có khả năng thấp hơn 10 - 30% so với trung bình cùng kỳ nhiều năm. Do đó, để ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiệt hại do thiên tai và dịch bệnh gây ra, Sở NN và PTNT đã chủ động hướng dẫn công tác cải tạo ao đầm, bãi triều, chuẩn bị tốt cho thả giống các đối tượng thủy sản năm 2016. Ngay từ đầu năm, cả 59 trại sản xuất giống hải sản và 22 trại giống thủy sản nước ngọt trên địa bàn toàn tỉnh đã rà soát nhu cầu giống, xây dựng kế hoạch sản xuất cung ứng, tập trung chăm sóc, nuôi vỗ đàn cá bố mẹ đưa vào sản xuất. Trung tâm Giống thủy đặc sản tỉnh Nam Định, một trong những đơn vị sản xuất giống thủy sản nòng cốt, đang triển khai khẩn trương công tác nạo vét, tu sửa ao hồ. Trung tâm hiện đang thực hiện dự án nâng cấp, xây dựng lại toàn bộ hơn 30 ao ương cá giống nên năm 2016, Trung tâm dự kiến giảm số lượng sản xuất con giống xuống còn khoảng 100 vạn con để đảm bảo được chất lượng con giống. Năm 2015, Trung tâm đã sản xuất được 60 triệu con cá bột, 200 vạn cá giống các loại: cá lăng, cá trắm đen, cá chim trắng, cá ngạnh… trong đó có những loại mới đưa vào sản xuất. Chẳng hạn giống cá ngạnh là đối tượng nuôi có tốc độ sinh trưởng nhanh, thịt thơm ngon, gần đây được thị trường ưa chuộng, cho giá trị kinh tế cao nên Trung tâm mới đưa vào ương giống từ năm 2014. Riêng với cá chim trắng và cá trôi ta từ năm 2008, Trung tâm đã ngừng sản xuất do ảnh hưởng của đợt rét đậm, rét hại làm giảm chất lượng con giống. Năm 2015, điều kiện thời tiết cho phép, cùng với nhu cầu của nhiều người nuôi đặt hàng nên Trung tâm đã sản xuất trở lại hai giống cá này. Trung tâm đã ương thành công 15 vạn con cá trôi ta và 50 vạn con cá chim trắng. Những ngày này, Trung tâm tập trung phân loại và đưa các đối tượng cá bố mẹ được tuyển chọn sang ao nuôi phù hợp vừa để đảm bảo chất lượng, số lượng cá giống bố mẹ; loại bỏ các loại cá tạp trong ao nuôi vỗ để đảm bảo lượng thức ăn cho đàn cá bố mẹ và môi trường ao nuôi. Năm 2015, Trung tâm đã đề xuất hỗ trợ nông dân mô hình trồng lúa xen nuôi cá ở khu vực cửa sông trên địa bàn huyện Nghĩa Hưng. Đây là mô hình sản xuất nhằm ứng phó những khó khăn do biến đổi khí hậu khiến các vùng cửa sông bị xâm nhập mặn, trồng lúa kém hiệu quả. Năm 2016, Trung tâm sẽ tiếp tục triển khai mô hình này và thực hiện đề tài nghiên cứu cấp cơ sở về sinh sản giống cá trê ta. Bên cạnh đó, để giúp các hộ nuôi thủy sản nắm vững kỹ thuật, sản xuất hiệu quả, từ đầu năm đến nay, Trung tâm đã tổ chức 4 lớp tập huấn chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Không chỉ ở Trung tâm Giống thủy đặc sản tỉnh mà tại nhiều địa phương, các hộ nuôi, đơn vị, doanh nghiệp cũng đang tất bật chuẩn bị giống cho vụ nuôi mới. Tại HTX sản xuất, kinh doanh dịch vụ nuôi trồng thủy sản Xuân Hòa (Xuân Trường), những ao lưu giữ cá qua đông đều đang tiến hành thu hoạch, bảo đảm kịp thời gian cải tạo đầm, ao trước khi vào vụ mới. HTX có 14ha nuôi thủy sản và có 18 hộ nuôi hợp đồng liên kết, áp dụng nghiêm ngặt phương pháp, kỹ thuật nuôi của HTX nhằm đạt hiệu quả cao hơn. Năm 2016, HTX tiếp tục nhập giống tôm thẻ chân trắng, cá vược, cá lóc bông, cá lăng chấm, cá trắm đen là những đối tượng nuôi ổn định của đơn vị những năm qua. Ông Lê Văn Bản Chủ tịch HĐQT HTX cho biết: “Để đạt hiệu quả cao trong nuôi trồng thủy sản thì vấn đề chất lượng con giống là vô cùng quan trọng. HTX luôn mua con giống tại các đơn vị có uy tín, thương hiệu; các hộ nuôi liên kết trước khi nhập giống phải thông báo để HTX kiểm tra chất lượng. Năm nay, HTX sẽ nhập hơn 150 vạn con tôm thẻ chân trắng từ Cty Việt Úc, và hơn 10 vạn cá các loại từ Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I. Đối với những ao đầm nuôi tôm, HTX bắt đầu nạo vét bùn đáy, huy động máy móc, thiết bị có công suất lớn để cải tạo ao đầm, phấn đấu giành thắng lợi cho vụ nuôi năm nay.

Ngành Nông nghiệp và các ngành hữu quan đang tiếp tục triển khai các chương trình hỗ trợ tạo điều kiện cho các cơ sở giống nâng cấp hạ tầng kỹ thuật, tiếp nhận công nghệ mới để sản xuất đáp ứng nhu cầu nuôi thả, đặc biệt là các giống nuôi chủ lực. Để đảm bảo chất lượng con giống, Sở NN và PTNT chỉ đạo Chi cục Quản lý chất lượng nông, lâm sản và thủy sản, Chi cục Thú y phối hợp cùng các địa phương rà soát nhu cầu giống thủy sản các loại để có kế hoạch sản xuất và quản lý chặt chẽ việc nhập giống. Kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo con giống từ nguồn cung ngoại tỉnh có chất lượng tốt và nguồn gốc rõ ràng. Hướng dẫn người nuôi kỹ thuật chăm sóc con nuôi ngay sau khi thả giống, phấn đấu đạt hiệu quả kinh tế cao trong năm 2016./.

Báo Nam Định, 01/02/2016
Đăng ngày 02/02/2016
Thanh Hoa
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 12:07 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 12:07 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 12:07 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 12:07 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 12:07 25/11/2024
Some text some message..