Chuẩn bị tốt các điều kiện cho vụ nuôi tôm thu đông

Những ngày này, các hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) đang khẩn trương vệ sinh ao đầm và chuẩn bị các điều kiện về vật tư, con giống có chất lượng để bước vào vụ nuôi tôm thu đông 2021.

chuẩn bị ao nuôi
Người dân thau rửa sạch bùn đất trong ao nuôi tôm. Ảnh: Hồng Diện

Anh Hồ Văn Đức, xóm 12, xã Quỳnh Thanh cho biết: Trong vụ 2, gia đình anh thả nuôi giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích 2.000 m2, sản lượng đạt hơn 1 tấn, với giá trị trên 70 triệu đồng. Xác định vụ thu đông tôm thường cho giá trị kinh tế cao, do vậy ngay sau khi hoàn tất việc thu hoạch tôm vụ 2, anh đã nhanh chóng tháo cạn nước và thau rửa sạch sẽ bùn, tạp chất dưới đáy ao trải bạt. Đồng thời, bỏ vôi, lân bột trong ao nhằm tăng độ kiềm, độ PH, khử phèn trong đất và nước, sát khuẩn bờ, đáy ao.

Bên cạnh đó, anh Đức cũng đang tiến hành thay những đường bạt bị rách, kiểm tra hệ thống quạt ô xy trong ao. Ít ngày nữa, gia đình anh sẽ tiến hành thả 10 – 15 vạn con giống tôm thẻ.

Toàn xã Quỳnh Thanh có 75 ha nuôi tôm công nghiệp, 10 ha nuôi tôm quảng canh nước lợ và 5 ha nuôi tôm sú quảng canh. Trước đây, Quỳnh Thanh chỉ có từ 10 – 15 ha đủ điều kiện về cơ sở hạ tầng để thả tôm vụ thu đông và 100% diện tích đều cho giá trị kinh tế cao. Đối với vụ nuôi này có lợi thế chi phí đầu vào thấp, môi trường nuôi ít bị ô nhiễm, dịch bệnh ít xảy ra hơn, sản phẩm lại dễ bán, giá cao hơn chính vụ từ 70 –  90 nghìn đồng/kg.

Do vậy vụ thu đông năm nay, xã đã khuyến cáo người nuôi thả tôm 50% tổng diện tích. Hiện tại, các hộ dân đang tích cực xử lý môi trường; dùng mật mía, men vi sinh, lân bột để gây màu nước nhằm tạo các tảo có lợi, hạn chế bệnh phát sinh ở tôm.

Ông Hồ Xuân Xuyên – Chủ tịch UBND xã Quỳnh Thanh cho biết: UBND xã chỉ đạo các hộ nuôi tôm xong vụ 1 ai có điều kiện thì nuôi vụ 2, còn không thì dừng lại thực hiện các quy trình xử lý ao hồ nhằm thải hết các chất có hại để thả nuôi vụ thu đông. Vụ thu đông chi phí chỉ khoảng từ 30 – 40% so với vụ chính, bởi vì mùa đông tôm ăn ít, các hóa chất khác sử dụng ít thì chi phí đầu vào thấp.

cải tạo ao nuôi tôm
Nông dân Quỳnh Thanh đầu tư xây dựng bể xi măng, nhà bạt để đáp ứng tốt việc nuôi tôm trong điều kiện thời tiết mưa lạnh. Ảnh: Hồng Diện

Còn tại xã Quỳnh Bảng, có tổng diện tích 186 ha nuôi tôm thì trong vụ thu đông sắp tới địa phương chỉ sẽ thả nuôi gần 50 ha. Xã khuyến cáo người dân có đủ điều kiện thả nuôi vụ tôm sắp tới phải làm nền ao và bờ bê tông kiên cố, trang bị đầy đủ hệ thống quạt nước, ô xy. Đồng thời, che chắn xung quanh bờ, tránh trường hợp khi có mưa bão nước tràn vào và côn trùng, động vật rơi xuống ao; căng lưới trên mặt ao nhằm tạo độ ẩm cho diện tích nuôi tôm trong thời tiết lạnh.

Bên cạnh đó, địa phương cũng lưu ý bà con quản lý hiệu quả môi trường nuôi, xử lý tốt nguồn nước đầu vào và chọn con giống có chất lượng. Hiện tại, toàn xã đã xây dựng được gần 2 ha nuôi tôm trong bể xi măng để nuôi tôm qua đông.

Ông Hoàng Quang Dũng – Cán bộ nông nghiệp xã Quỳnh Bảng cho hay: Ngay từ đầu năm xã xây dựng kế hoạch vào vụ nuôi tôm và có phân ra từng giai đoạn, giai đoạn 1, giai đoạn 2 và giai đoạn thu đông. Đối với vụ thu đông thì khuyến cáo cơ sở nào đảm bảo các yếu tố theo quy định thì cho nuôi, còn những hộ không đảm bảo thì không áp dụng nuôi, tránh trường hợp bị thiệt hại về kinh tế.

Vụ thu đông này huyện Quỳnh Lưu dự kiến thả 1 tỷ con giống tôm thẻ chân trắng trên diện tích gần 100 ha. Thời gian thả tôm bắt đầu từ ngày 1/9 – 30/10, huyện đang chỉ đạo nhân dân thả nuôi tôm thẻ chân trắng, với mật độ thưa từ 70 – 120 con/m2, nhằm đảm bảo tỷ lệ sống cũng như tốc độ phát triển của vật nuôi.

Trong tổng số 465 ha nuôi tôm của huyện Quỳnh Lưu thì chỉ có gần 100 ha có đủ các yếu tố, điều kiện về cơ sở hạ tầng để nuôi tôm vụ thu đông. Mỗi năm, riêng vụ thu đông bình quân sản lượng đạt trên 300 tấn, với giá trị đạt 6 tỷ đồng. Phát huy những kết quả đạt được nên bà con đang tích cực làm tốt công tác chuẩn bị để một vụ nuôi mới thắng lợi toàn diện.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 06/09/2021
Hồng Diện
Nuôi trồng

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:08 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 10:19 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:55 19/11/2024

Hành trình đổi đời nhờ nuôi cá chạch lấu của chàng dược sĩ bỏ phố về quê

Võ Lê Hoàng Tuấn, 32 tuổi, từng là một Dược sĩ làm việc tại TP.HCM với mức lương ổn định 15 triệu đồng mỗi tháng.

Nông dân
• 11:35 18/11/2024

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 11:22 20/11/2024

Giảm tiêu hao nguyên liệu sản xuất trong nuôi tôm

Hiệu quả sản xuất luôn là mối quan tâm hàng đầu của người nuôi. Một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả là mức độ tiêu hao nguyên liệu sản xuất. Việc giảm tiêu hao không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn tăng lợi nhuận và bảo vệ môi trường. Dưới đây là các phương pháp thiết thực giúp giảm tiêu hao nguyên liệu trong nuôi tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:22 20/11/2024

Cua ghẹ Việt Nam tăng trưởng ấn tượng khi hút hàng tại Trung Quốc

Xuất khẩu cua ghẹ và các loại giáp xác khác của Việt Nam đang có sự bứt phá ngoạn mục trên thị trường quốc tế, đặc biệt là tại Trung Quốc. Số liệu từ tháng 9/2024 cho thấy, ngành hàng này tiếp tục ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng, mở ra nhiều cơ hội phát triển trong thời gian tới.

Ghẹ
• 11:22 20/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 11:22 20/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 11:22 20/11/2024
Some text some message..