Chuyển giao thành công quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá hồng Mỹ

Đề tài khoa học chuyển giao công nghệ sản xuất giống nhân tạo cá hồng Mỹ của Tiến sĩ Ngô Văn Mạnh - Viện nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang vừa được Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Khánh Hòa đánh giá loại xuất sắc. Nghiên cứu này sẽ góp phần đa dạng đối tượng nuôi, tăng thu nhập cho người dân trong thời gian tới.

Cá hồng Mỹ
Cá hồng Mỹ bố mẹ

Cá hồng Mỹ đã được nhân giống nuôi thành công ở các tỉnh phía bắc. Tuy nhiên, mùa sản xuất giống tại các tỉnh phía bắc không phù hợp với mùa thả giống ở khu vực phía nam. Vì thế, việc di chuyển con giống vào nam nuôi, tỷ lệ cá giống chết cao. Đây là một trong những lý do khiến các tỉnh phía nam chưa phát triển nuôi loại cá này.

Tiến sĩ Ngô Văn Mạnh cho biết, tỉnh đầu tư kinh phí cho ông và cộng sự thực hiện đề tài này từ tháng 8-2014 đến tháng 8-2016. Trong thời gian này, nhóm nghiên cứu đã tuyển chọn 84 con cá giống bố mẹ 3 năm tuổi, khỏe mạnh, mỗi con khoảng 3,7kg - 4,4kg. Sau đó nuôi vỗ thành thục tại 3 lồng (28 con/lồng) đặt ở Vũng Ngán, vịnh Nha Trang, vì đây là khu vực biển có điều kiện môi trường phù hợp với việc nuôi cá giống bố mẹ. Kết quả nuôi, tỷ lệ sống của cá bố mẹ đạt 82,1%; tỷ lệ thành thục trung bình 68,7%. Mùa vụ sinh sản từ tháng 8 đến tháng 12, sớm hơn so với các tỉnh phía bắc khoảng 1 tháng.

Sau khi nuôi thành thục cá giống bố mẹ, tác giả còn nghiên cứu sâu về kỹ thuật cho đẻ, thu và ấp nở trứng; ương nuôi cá bột lên cá hương; ương nuôi cá hương lên cá giống tại trại nuôi của Trường Đại học Nha Trang và 6 trại nhận chuyển giao kỹ thuật sản xuất cá giống. Qua nghiên cứu cho thấy, sức sinh sản thực tế trung bình 191.018 trứng/kg cá mẹ; tỷ lệ nở trung bình đạt 81,7%; tỷ lệ sống trung bình ương từ các bột lên cá hương là 13,1%; tỷ lệ sống trung bình ương từ cá hương lên cá giống là 76,2%. Các chỉ tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra. Đặc biệt, trong thời gian này, nhóm tác giả đã chuyển giao thành công kỹ thuật sản xuất giống cá cho 6 trại giống. Mỗi trại ương từ 1 đến 3 đợt, số cá giống sản xuất của mỗi trại/đợt từ 6.600 đến 76.300 con… “Hầu hết các trại đã nắm và áp dụng được quy trình kỹ thuật sản xuất giống cá hồng Mỹ từ khâu ấp nở trứng đến khâu thu hoạch, đóng bao và vận chuyển cá giống. Trình độ kỹ thuật các trại thực hiện tương đương với những nghiên cứu trong nước” - Tiến sĩ Mạnh nói.

Hội đồng Khoa học và Công nghệ cấp tỉnh đã đánh giá rất cao quá trình nghiên cứu của đề tài bởi tính khả thi áp dụng vào thực tế. Tác giả đều thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu đề ra. Đặc biệt, số lượng ương nuôi cá hương lên cá giống đạt 203.000 con/60.000 con và số lượng cá giống sản xuất tại các trại nhận chuyển giao kỹ thuật đạt 341.000con/60.000 so với kế hoạch, chỉ tiêu vượt khá cao.

Theo Tiến sĩ Mạnh, đề tài là nghiên cứu đầu tiên ở khu vực các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Bộ về nhân giống cá hồng Mỹ. Thành công của đề tài góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tạo thêm việc làm và thu nhập cho các hộ sản xuất giống hải sản trong tỉnh. Đàn cá giống nhân tạo sử dụng tốt các loại thức ăn công nghiệp đang có trên thị trường địa phương, do vậy khi nuôi sẽ giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường so với việc sử dụng thức ăn là cá tạp. Việc chủ động về nguồn giống là điều kiện thuận lợi cho nghề nuôi cá hồng Mỹ phát triển bền vững. Từ khi thực hiện nhân giống cá hồng Mỹ tại trại nuôi của trường, nhóm nghiên cứu đã bán giống cho hơn 20 hộ nuôi thương phẩm trên địa bàn tỉnh. Mỗi hộ mua từ 3.000 đến 11.000 con giống. Người dân từ các địa phương khác như: Bình Định, Phú Yên, Sóc Trăng, Vũng Tàu cũng mua với số lượng lớn, từ 10.000 đến 70.000 con giống/hộ. Các hộ nuôi ban đầu rất thành công, giá bán ra trên thị trường từ 80.000 đến 120.000 đồng/kg.

Cá hồng Mỹ sinh trưởng nhanh, kích thước cơ thể lớn nhất bắt gặp ngoài tự nhiên là 155cm, nặng 45kg. Sau một năm nuôi thâm canh trong ao đạt khối lượng từ 1 đến 1,3kg, năng suất từ 9 đến 24 tấn/ha. Nuôi thương phẩm bằng lồng trên biển, cá sinh trưởng chậm hơn, sau 1 năm đạt 0,9 - 1,2kg. Lợi nhuận bình quân 1 tấn cá thương phẩm từ 25 đến 30 triệu đồng.

Tuy nhiên, hiện nay, đầu ra cho cá hồng Mỹ thương phẩm gặp khó khăn, thị trường tiêu thụ còn nhỏ lẻ, chỉ bán tại các chợ đầu mối với số lượng không lớn. Vì thế, người dân không nên nuôi tự phát ồ ạt để tránh khủng hoảng thừa và ô nhiễm môi trường. Cơ sở nào hướng đến thị trường xuất khẩu thì cần nghiên cứu kỹ quy trình kỹ thuật nuôi ổn định, bởi hiện nay nông dân nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chất lượng sản phẩm giữa các hộ nuôi không đồng đều.

Cá hồng Mỹ còn gọi là cá đù đỏ, thuộc họ cá đù Sciaenidae, có nguồn gốc từ Bắc Mỹ, sống trong môi trường nước mặn và lợ, tốc độ sinh trưởng nhanh, dễ nuôi, thịt trắng ngon, giá trị kinh tế cao.

Báo Khánh Hòa, 22/08/2016
Đăng ngày 23/08/2016
Minh Thiết
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 11:51 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 11:51 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 11:51 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 11:51 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 11:51 25/11/2024
Some text some message..