Con tôm khát... điện

Giá tôm cao và ổn định. Nguồn “cầu” khá dồi dào, nhưng người nuôi tôm đang mắc kẹt vì thiếu điện.

điện nuôi tôm
Người nuôi tôm đang khát điện phục vụ nhu cầu sản xuất.

Giá tôm cao và ổn định. Nguồn “cầu” khá dồi dào, nhưng người nuôi tôm đang mắc kẹt vì thiếu điện. Tỉnh Trà Vinh có 23.240ha nuôi thủy sản, thì 85% diện tích chưa có nguồn điện lưới phục vụ. Tỉnh Sóc Trăng có khoảng 9.200ha diện tích nuôi tôm bị ảnh hưởng do thiếu điện, Sở Điện lực Sóc Trăng ra thông báo cắt điện ở một số vùng nuôi tôm công nghiệp.

Thiếu điện không chỉ có ở Trà Vinh, Sóc Trăng mà hầu hết các tỉnh ven biển vùng đồng bằng sông Cửu Long như Bạc Liêu, Bến Tre, Tiền Giang, Cà Mau... nhiều tháng nay người dân đã phải chạy máy nổ để sục khí cho tôm thở - điều này cũng đồng nghĩa với tăng giá đầu vào, đẩy giá thành lên cao và cuối cùng là thu nhập của người nông dân giảm, nguy cơ thiếu hàng xuất khẩu đã cận kề.

Sở dĩ có tình trạng thiếu điện cho nuôi tôm là do năm nay tôm được giá, nguồn “cầu” tăng. Một số tỉnh, nông dân phá bỏ diện tích trồng mía chuyển sang nuôi tôm. Thêm vào đó là sự dịch chuyển mạnh đối tượng nuôi từ tôm sú sang tôm thẻ chân trắng, quay vòng nhanh vụ nuôi, mật độ nuôi tôm thẻ chân trắng dày hơn tôm sú nên nhu cầu sử dụng chạy hệ thống quạt sục khí, tạo ôxy cho tôm thở lớn hơn..., làm cho nguồn điện tăng đột biến, gấp 5 – 6 lần so với năm 2013.

Giải đáp về thiếu điện, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, việc xây dựng các công trình điện phục vụ nuôi trồng thủy sản không theo kịp tình hình sản xuất; quy hoạch điện không theo kịp với tốc độ gia tăng phụ tải. Tiếp đến là vốn cho xây dựng hệ thống đường dây, trạm biến áp cần kinh phí rất lớn, Nhà nước không cấp kinh phí cho chương trình này, ngành điện phải tự lo liệu, tự đi vay...

Cứ cách “sở dĩ” như trên thì không tìm được lối ra, bởi người nông dân nghèo phải tìm kế mưu sinh, sản xuất cái gì có lãi thì nông dân làm, thua thiệt thì nông dân bỏ. Lợi ích xuất khẩu thu về có cả người nông dân, doanh nghiệp và nhà nước cùng hưởng. Còn ngành điện ngồi chờ vốn thì lấy đâu ra để đầu tư. Thật buồn cho cái “sở dĩ” luẩn quẩn, vòng vo ấy giống như cuộn chỉ rối, khó tìm đầu gỡ ra - dân phải chịu!

Tháo gỡ tình thế thiếu điện cho người nuôi tôm? Phải chăng, đó là tầm nhìn, dự báo và quy hoạch của ngành nông nghiệp, ngành điện, của cấp ủy, chính quyền địa phương – việc đó rút kinh nghiệm sau. Việc cần làm ngay trong lúc này là sự vào cuộc không tính toán thiệt hơn- ngành điện phải đầu tư vốn đi trước; địa phương phải ứng vốn kịp thời cho ngành điện vay, trả dần để làm đường dây trung thế, hạ thế và trạm biến áp; người dân bỏ tiền kéo điện về đầm tôm. Ba nhà hợp sức cùng làm, có vậy, cơn “khát điện” mới không còn, nông dân mới yên tâm sản xuất.

Dân Việt
Đăng ngày 07/06/2014
Bảo Hoàng
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:50 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:50 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:50 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:50 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:50 26/11/2024
Some text some message..