Con tôm "tăng tốc"

Đến hẹn lại lên, ngành tôm có chu kỳ hàng năm, phổ biến tăng tốc hoạt động từ đầu quý 2, khi nguồn tôm thương phẩm thả nuôi sớm vào kỳ thu hoạch.

ao tôm
Người nuôi đã chủ động kỹ thuật hơn, thả nuôi gần như quanh năm dẫn đến “lịch thời vụ” trở nên mờ nhạt. Ảnh: Tepbac

Năm nay không ngoại lệ. Nuôi tôm tuy gặp chút khó khăn trong tháng 3 vừa qua, do gió chuyển mùa đến sớm, nhưng nay đã bước vào giai đoạn phát triển bình thường. Nếu tính ngược từ số thành phẩm chế biến được, cho thấy tôm nuôi có tăng trưởng so cùng kỳ năm trước. Các doanh nghiệp (DN) tôm hoạt động đều tay hơn, người lao động có việc làm, có thu nhập ổn hơn. Tác động của mắt xích lên cả chuỗi giá trị con tôm dễ dàng nhìn thấy.

Bây giờ để tăng sức cạnh tranh, nhiều mắt xích đã tham gia cùng lúc nhiều mắt xích trong chuỗi giá trị con tôm để tăng sức thu hút, sức cạnh tranh cho mình. Nếu trước đây, các hãng bán thức ăn, bán tôm giống, bán chế phẩm nuôi tôm chỉ tập trung cho mảng kinh doanh chủ lực của mình. Nay, các hãng có thể tham gia cùng lúc nhiều mảng, và nhất là tạo ra quy trình nuôi riêng cho mình, có sự tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vật tư đầu vào… cho các hộ nuôi tôm hợp tác, tham gia. Người nuôi có bạn đồng hành, khó khăn gặp phải có thể kịp thời được hỗ trợ tháo gỡ, sẽ an tâm hơn và từng bước nâng cao năng lực của mình.

Sự thay đổi trong phương án hoạt động của các mắt xích khá cơ bản chuỗi giá trị con tôm đã tạo ra một luồng sinh khí mới ở nông thôn nói chung, các vùng nuôi tôm nói riêng. Từ đó, người nuôi đã chủ động kỹ thuật hơn, thả nuôi gần như quanh năm dẫn đến “lịch thời vụ” trở nên mờ nhạt, ít ai còn quan tâm. Tất cả tạo nên một bước nâng cao về mặt bằng trình độ nuôi tôm ở miền Tây. 

Lợi ích của sự thay đổi này rất lớn và sâu rộng. Thả nuôi giãn ra, dù cũng có quãng thời gian tập trung nhưng cường độ tập trung giảm nhiều, khiến bên cung ứng đầu vào cũng dễ lên kế hoạch, dẫn đến không còn tình trạng “nóng sốt” con giống khi đầu vụ như các năm trước đây. Thả nuôi giãn ra và chủ động quy trình nuôi sẽ không còn cảnh thu hoạch ồ ạt, khiến tôm thương phẩm giảm giá do cung cầu; người nuôi sẽ có giá tiêu thụ tốt và DN tôm cũng không bị áp lực ứ đọng nguyên liệu làm giảm chất lượng sản phẩm. Thả nuôi giãn ra khiến lúc nào DN chế biến cũng có nguyên liệu đáp ứng lúc thấp điểm khá hơn so các năm trước, việc làm cho người lao động sẽ ổn thỏa hơn.

ao tôm
ngành tôm chính thức khởi động tăng tốc, kéo dài đến hết quý 3. Ảnh: Tepbac

Thả nuôi với các quy trình nuôi mới như nói trên, người nuôi có thể áp dụng nhiều hình thức như nuôi nhiều giai đoạn, nuôi thu tỉa nhiều lượt hoặc hết hợp cả hai hình thức, để có thể thu tôm cỡ lớn hơn, góp phần để tôm Việt dễ tiêu thụ hơn vì cỡ kích tôm phong phú hơn tôm các nước khác. Xuất phát từ mong muốn tăng sức cạnh tranh, các mắt xích từ hãng thức ăn, cơ sở cung ứng giống, chế phẩm nuôi tôm đã tìm cách nâng tầm hãng mình và sự cộng hưởng đó đã góp phần to lớn nâng tầm tôm Việt.

Hai năm gần đây, một sự chuyển đổi rất đáng được quan tâm tìm hiểu. Đó là thành quả chuyển đổi số trong quy trình nuôi tôm. Nổi tiếng nhất là các thành tựu của TS. Nguyễn Văn Mỹ ở Trà Vinh. Nếu sự nghiên cứu hoàn thiện thành một “mô thức” có thể thuận lợi chuyển giao tới các trang trại, hộ nuôi tôm; hứa hẹn sẽ tạo ra thêm một làn sống cực mạnh thúc đẩy ngành tôm Việt nâng tầm cao hơn cho mình. Giai đoạn khai phá con đường mới lúc nào cũng có khó khăn ban đầu, tuy nhiên, theo xu thế sẽ cho chúng ta lòng tin sẽ sớm có những thành tựu mới ứng dụng trong nuôi tôm ở tương lai gần. Chắc chắc khi có mô thức chuyển giao thành công thì sự làn tỏa sẽ vô cùng sôi động. Niềm tin từ top 3 tiến tới ngôi đầu thế giới của tôm Việt có cơ sở chắc chắn là như vậy.

Bây giờ vào quý 2, ngành tôm chính thức khởi động tăng tốc, kéo dài đến hết quý 3. Năm nay mưa sớm, hạn mặn không lớn sẽ ít tác hại và mưa sớm cũng có lợi điểm cho tôm phát triển. Đó là thời tiết không còn nóng gay gắt, độ mặn trong ao không tăng khiến tôm ít bị nhiễm bệnh (gan tụy). Thời tiết thuận lợi, người nuôi sẽ có khả năng nuôi tôm đạt kích cỡ lớn, sẽ nâng cao lợi nhuận vì cỡ tôm lớn giá cả ổn định do nguồn cung trên thế giới không lớn. Người nuôi tôm ngày càng học “thuộc” bài toán kinh tế trong nuôi tôm. Việc này có ý nghĩa lắm, góp phần chung tay để tôm Việt vươn tầm nhanh hơn, xa hơn.

VASEP
Đăng ngày 27/04/2022
Hồ Quốc Lực
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 19:38 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 19:38 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 19:38 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 19:38 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 19:38 21/12/2024
Some text some message..