Cử nhân xây dựng khởi nghiệp với "con ộp ộp", kiếm 200 triệu đồng/năm

Từng mở quán internet rồi đi làm ở UBND xã, tới nay, chàng trai cử nhân xây dựng Tống Trường Giang (xã Hòa Phước, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) đã trụ lại với nghề nuôi ếch, mỗi năm thu lãi 200 triệu đồng.

Những hồ ếch của Tống Trường Giang trong một đợt thu hoạch.
Những hồ ếch của Tống Trường Giang trong một đợt thu hoạch.

Tốt nghiệp Trường Đại học Kiến trúc Đà Nẵng (hệ cao đẳng) nhưng Giang không đi theo nghề đã học. Sau khi ra trường, Giang thuê mặt bằng kinh doanh 2 tiệm internet. Tuy nhiên, tiệm chỉ làm ăn được thời gian đầu. Về sau vắng khách dần do nhu cầu sử dụng internet công cộng đã bão hòa.

Đóng tiệm internet, Giang xin làm công an viên ở xã nhà. Thế nhưng, công việc của công an viên chưa phù hợp với anh. Sau 2 năm làm công an viên, năm 2018, Giang quyết định nghỉ việc và tự khởi nghiệp.

Biết có người ở xã Hòa Khương (huyện Hòa Vang) nuôi ếch thương phẩm khá hiệu quả, Giang xin học hỏi kinh nghiệm. Giang thuê đất của xã xây dựng 18 hồ với diện tích 500m2 và đầu tư khoảng 200 triệu đồng để xây dựng chuồng trại, mua 10.000 con giống về thả.

Thời gian đầu, do chưa nắm vững kỹ thuật và kinh nghiệm chăm sóc nên ếch bị bệnh, chậm lớn và chết nhiều. Giang mất ăn mất ngủ, chạy ngược chạy xuôi tìm cách xử lý. Cuối cùng, những cố gắng của anh cũng được đền đáp: Đàn ếch cứ thế mà trưởng thành, to khỏe.

"Để ếch sinh trưởng và phát triển tốt, nguồn nước là một trong những điều kiện cực kỳ quan trọng. Nước phải đảm bảo sạch sẽ, mỗi ngày phải thay nước 2 lần. Khi cho ếch ăn, chỉ cho vừa đủ, không cho ít mà cũng không cho nhiều. Nếu cho ít, ếch không đủ ăn sẽ cắn nhau; nếu cho nhiều, thức ăn sẽ thừa qua bữa khác, ếch ăn vào sẽ bị bệnh đường ruột", Giang chia sẻ.


Theo Giang, thời điểm nuôi ếch thích hợp nhất là từ tháng 3 đến tháng 10 hàng năm.

Theo Giang, thời điểm nuôi ếch thích hợp nhất là từ tháng 3 - 10 hàng năm. Đây là khoảng thời gian thời tiết có nhiều nắng, ít mưa.

Còn những tháng khác, thời tiết mưa bão ếch khó sinh trưởng và phát triển nên anh không nuôi ếch mà thả cá rô phi. Đến khi cá rô phi đủ thời gian xuất bán, Giang lại quanh vòng lại nuôi ếch. Cứ như vậy, các hồ của anh hoạt đồng quanh năm, không bị bỏ trống.


Khi cho ếch ăn, chỉ cho vừa đủ, không cho ít mà cũng không cho nhiều.

Để tiết kiệm chi phí và có chủ động trong việc nuôi ếch, Giang bắt đầu mày mò, học cách tự nhân giống ếch.

Anh tự lên mạng tìm hiểu rồi chọn những con ếch bố mẹ khỏe mạnh nhân giống. Thời điểm ếch giao phối, Giang phải túc trực cả ngày lẫn đêm tại trang trại để bảo đảm cho ra con giống chất lượng và khỏe mạnh.

Phải nhiều lần "lên bờ, xuống ruộng" với ếch, đau đầu suy nghĩ và gần 2 năm trời, Giang mới thành công trong việc nhân giống.

"Ếch giống khá đắt, có giá 1.000 đồng/con. Nếu mình chủ động được giống sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí", Giang cho hay.


Ngoài nuôi ếch, Giang còn kết hợp nuôi thêm nuôi cá rô phi. 

Không chỉ tự cung tự cấp nguồn giống cho trang trại của mình, Giang còn có giống bán cho các trang trại ở Quảng Nam.

Đối với ếch thương phẩm, anh bỏ mối cho các chợ, siêu thị mini và các thương lái. Bình quân, mỗi năm, trại của Giang bán khoảng 6-7 tấn ếch thương phẩm.

Trừ các khoản chi phí, trang trại của Giang thu lãi khoảng 200 triệu đồng/năm. 

Chia sẻ về khó khăn hiện nay, anh cho biết, khâu đầu ra vẫn phụ thuộc nhiều vào thương lái nên thường bị thương lái ép giá. Trong khi đó, các siêu thị Giang chưa tiếp cận được nhiều để có thể bán được với mức giá ổn định hơn.

Anh Trần Văn Thọ, Phó Bí thư Đoàn xã Hòa Phước cho biết, mô hình nuôi ếch anh Tống Trường Giang là một trong những mô hình thanh niên khởi nghiệp, dám nghĩ dám làm trên địa bàn xã. Tuy nhiên, khó khăn hiện nay của Giang vẫn là đầu ra, nếu có đầu ra tốt, trang trại của Giang sẽ phát triển hơn nữa.
Dân Trí
Đăng ngày 29/04/2021
Khánh Hồng
Kinh tế

Xuất khẩu cua ghẹ và nhuyễn thể tiếp tục tăng từ đầu năm đến nay

Ngành thủy sản Việt Nam đã ghi nhận những tín hiệu khả quan trong xuất khẩu, đặc biệt đối với nhóm sản phẩm cua ghẹ và nhuyễn thể có vỏ. Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), xuất khẩu thủy sản cả nước đã đạt mức ấn tượng trong tháng 10/2024, với kim ngạch hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nhuyễn thể
• 11:14 18/11/2024

Phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng

Ngành thủy sản là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu và giải quyết việc làm cho hàng triệu lao động. Tuy nhiên, để nâng cao giá trị, tăng sức cạnh tranh và mở rộng thị trường, phát triển các sản phẩm thủy sản có giá trị gia tăng là hướng đi tất yếu và bền vững.

Tôm chế biến sẵn
• 10:07 18/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 09:41 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 11:49 14/11/2024

Chăm sóc quản lý sức khỏe cho cá biển nuôi

Quản lý sức khỏe cho cá biển là một yếu tố quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong các hệ thống nuôi cá biển (như nuôi cá biển trong ao, lồng bè hay trong môi trường biển tự nhiên). Sức khỏe của cá biển có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, từ điều kiện môi trường, thức ăn, cho đến các bệnh lý hay sự thay đổi của hệ sinh thái. Để duy trì sự phát triển và năng suất cao cho cá, cần phải có các biện pháp quản lý sức khỏe hiệu quả.

Nuôi cá trên biển
• 15:23 19/11/2024

Cá lồng đèn: Loài cá bé nhỏ thắp sáng một vùng đại dương

Dưới hàng trăm mét ở lòng biển tối tăm, một loài cá có kích thước “mi nhon” được đặt tên là cá lồng đèn. Loài cá này sở hữu khả năng kỳ diệu là điểm tô cơ thể bằng những ánh sáng màu xanh rực rỡ trong vùng nước sâu tối tăm của vùng biển chạng vạng.

Cá lồng đèn
• 15:23 19/11/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 15:23 19/11/2024

Giá tôm tăng trở lại - Niềm vui phấn khởi cho bà con

Trong những ngày gần đây, thị trường tôm nguyên liệu tại các tỉnh như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đã chứng kiến mức tăng giá trở lại. Đây là tín hiệu tích cực, mang lại hy vọng cho người nuôi tôm sau thời gian dài đối mặt với khó khăn. Với đà tăng giá hiện tại, bà con kỳ vọng sẽ có một mùa vụ cuối năm khởi sắc và một cái Tết trọn vẹn niềm vui.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:23 19/11/2024

Tép Bạc ra mắt máy đo phiên bản mới Farmext Envisor E7

Oxy hòa tan, nhiệt độ, pH - Đo bao nhiêu lần một ngày mới an tâm? Khi các thông số môi trường là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ trong thành công của một vụ nuôi.

Nhá tôm
• 15:23 19/11/2024
Some text some message..