Dầu đậu nành cải thiện tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cá rô phi

Bổ sung dầu đậu nành trong chế độ ăn hạn chế bột cá và dầu cá có thể làm tăng tốc độ tăng trưởng và giá trị dinh dưỡng của cá rô phi nuôi thâm canh. Các nhà nghiên cứu ở Mỹ và Brazil đã tiến hành nghiên cứu nhằm đánh giá mức độ tác động khi thay đổi tỷ lệ dầu đậu nành trong thức ăn cho cá rô phi về các chỉ tiêu tăng trưởng, tỷ lệ phi lê, chất lượng thịt cá, chất béo nội tạng và chỉ số cholesterol tổng.

Dầu đậu nành cải thiện tốc độ tăng trưởng và trọng lượng cá rô phi
Cá rô phi là đối tượng nuôi trồng thủy sản phổ biến

Dùng dầu đậu nành trong thức ăn thủy sản

Cá rô phi (Oreochromis niloticus) là đối tượng nuôi phổ biến trong nuôi trồng thủy sản do có tốc độ tặng trưởng nhanh, năng suất phi lê lớn và được người tiêu dùng đón nhận rộng rãi. Cá rô phi cung cấp cân bằng protein cùng với các axit béo, khoáng chất và vitamin cần thiết, tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của thịt cá có thể cải thiện thêm bằng cách thay đổi chế độ ăn và bổ sung thêm chất béo, vitamin trong thức ăn. Trong nuôi cá thâm canh, chế độ ăn luôn sử dụng nhiều chất béo để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cá. Tuy nhiên, cung cấp chất béo quá mức có thể ảnh hưởng đến sự trao đổi chất gây tác động xấu quá trình phát triển, làm giảm tỷ lệ phi lê và giá trị thương mại của cá.

Dầu thực vật là nguồn cung cấp chất béo rẻ tiền và dễ tìm trong một số chế độ ăn của cá, trong đó dầu đậu nành được dùng phổ biến nhất không chỉ vì giá thành thấp mà quan trọng hơn là thành phần trong dầu đậu nành đáp ứng đầy đủ nhu cầu lipid của cá nuôi.

 Nhiều nghiên cứu đã khuyến khích sử dụng khoảng 5,9% dầu đậu nành trong thức ăn sẽ cải thiện chất lượng thịt và tỷ lệ phi lê ở cá rô phi. Giờ đây, việc bổ sung lipid vào thức ăn cho cá rô phi theo một tỷ lệ chính xác được hy vọng sẽ là một cách để giảm nhu cầu dùng lipid và protein động vật trong sản xuất thức ăn và tăng hiệu quả kinh tế trong nuôi cá rô phi thâm canh.

Bố trí và kết quả thí nghiệm

Các nhà nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm trên 270 con cá rô phi đang được cho ăn chế độ ít protein với tỷ lệ dầu đậu nành khác nhau trong 50 ngày. Tỷ lệ dầu đậu nành được cho ăn ở mức 0, 15, 30, 45 và 60g mỗi kg cùng với 303,8 g protein thô và từ 12,92 đến 14,34 MJ/kg năng lượng tiêu hóa. 

Các nhà nghiên cứu cho biết, việc tăng mức dầu đậu nành trong chế độ ăn đã làm tăng tốc độ tăng trưởng của cá, tăng trọng lượng, cải thiện chất lượng thịt cá và chỉ số chất béo nội tạng. Những con cá được cho ăn với tỷ dầu đậu nành 45g/kg cho kết quả tăng trọng tốt nhất, trong khi đó chế độ ăn không bổ sung dầu đậu cho kết quả cá ít tăng trọng nhất. Ngoài ra, việc tăng tỷ lệ dầu đậu nành trong thức ăn cũng làm tăng protein trong thịt cá, tăng một số acid béo bao gồm cả omega-3. Tuy nhiên tỷ lệ dầu đậu nành trong thức ăn không làm ảnh hưởng đến thành phần hóa học của thịt cá, các thông số glucose, protein trong huyết tương, tỷ lệ hồng cầu trong máu đều ổn định.

Tóm lại, theo kết quả nghiên cứu, dùng dầu đậu nành với tỷ lệ 45 g/kg thức ăn mang lại hiệu quả tăng trưởng tốt hơn và cải thiện giá trị dinh dưỡng của thịt cá. Ngoài ra, sử dụng dầu đậu nành để thay thế các nguồn cung cấp lipid khác góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người nuôi.

The Science Direct

Đăng ngày 02/10/2019
THẢO NGUYỄN Lược dịch
Kỹ thuật

Lab lab trong ao tôm và cách phòng trị hiệu quả

Lab lab tập hợp thủy sinh bao gồm tảo, vi sinh vật và nguyên sinh động vật phát triển trong ao tôm. Tập hợp này được gọi bằng một thuật ngữ (có xuất xứ từ Philippines) là lab lab.

Nước ao tôm
• 09:47 22/04/2024

Nhiệt độ và các yếu tố khác ảnh hưởng đến màu sắc tôm như thế nào?

Có thể bà con đã từng tự hỏi vì sao tôm lại có nhiều màu sắc khác nhau như vậy? Liệu màu sắc có thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng của chúng không? Điều gì tác động từ môi trường bên ngoài có thể ảnh hưởng đến chất lượng, màu sắc của tôm và làm thế nào chúng ta có thể nhận biết được?

Tôm thẻ
• 09:45 22/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 04:06 24/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 04:06 24/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 04:06 24/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 04:06 24/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 04:06 24/04/2024