Để con tôm Cà Mau “sống khỏe!”

Cà Mau là vùng đất khó nhưng giàu tiềm năng kinh tế thủy sản, nên sau hơn 10 năm chuyển dịch sản xuất, diện tích nuôi tôm có hơn 360.000ha, nhiều nhất nước! Nhưng hầu hết nông dân chưa thật nắm vững kỹ thuật nuôi, không hiểu rõ đời sống con tôm và những vấn đề liên quan để cho con tôm sống tốt và phát triển bền vững. Hạn chế này là nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng tôm chết kéo dài bấy lâu.

Nuôi tôm Cà Mau
Ảnh: HOÀNG GIÁM

Hiện nay, phong trào nuôi tôm thẻ chân trắng công nghiệp đang mở rộng nhanh chóng thì nguy cơ dịch bệnh càng phức tạp. Điều đó cũng cho thấy việc tập huấn, hướng dẫn cho nông dân nắm vững kỹ thuật nuôi tôm, đặc biệt cho các mục tiêu phấn đấu nuôi tôm quảng canh cải tiến (NTQCCT) năng suất cao và nuôi tôm công nghiệp (NTCN) đến năm 2020, là hết sức cần thiết, cấp bách và có ý nghĩa quyết định sự thành bại của từng vụ tôm vốn là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

TÔM “HỤT HƠI” BƠI THEO NÔNG DÂN THIẾU KỸ THUẬT

Để nuôi tôm thành công, người nuôi phải hiểu biết ít nhiều về đời sống con tôm thông qua tập huấn, đào tạo hay tự học, tìm hiểu qua sách báo, truyền hình; rồi phải hiểu về đặc điểm đất đai và những thuận lợi, khó khăn trên đồng đất nhà mình, nhằm áp dụng những kỹ thuật phù hợp cho con tôm sống tốt và phát triển đạt kết quả.

Nhưng thời gian qua, do không nắm vững kỹ thuật, không hiểu những yếu tố môi trường, thức ăn, dịch bệnh… tác động lên đời sống con tôm như thế nào nên người nông dân cứ tự mò mẫm thả nuôi theo kinh nghiệm riêng, trúng - trật không biết rõ. Nếu được thành công thì thu hoạch, ăn mừng, thất bại cũng không rút kinh nghiệm đến nơi mà tiếp tục thả giống nối, không phân rõ mùa vụ cho phù hợp sinh thái (giữa mùa khô lúc đồng cạn, nước nóng, mặn hơn 30‰ cũng có tôm; mùa mưa dầm tháng 8 - 10 nước ngọt xuống 1 - 2‰ cũng cứ thả giống). Điều đáng nói là tôm giống chọn thường không đạt chuẩn chất lượng, miễn giá rẻ là mua thả bừa và có người thì cho tôm ăn dư thừa, cũng có người không cho ăn gì suốt vụ nuôi. Ngoài ra còn bao nhiêu loại hóa chất, kháng sinh, dư lượng nông dược độc hại vẫn thường có mặt trong môi trường nuôi nhiều lúc, nhiều nơi mà chỉ do truyền miệng nhau… nên tôm vẫn cứ tiếp tục chết và chưa rõ đâu là nguyên nhân chính.

Thực trạng nuôi tôm nhiều nguy cơ như trên cần phải sớm khắc phục, cải tiến nhằm tạo chuyển biến tốt hơn, bài bản hơn cho con tôm Cà Mau được lột xác mạnh khỏe, ăn chắc và thanh sạch toàn diện để có thể vươn xa đến những thị trường lớn đầy tiềm năng nhưng khó tính. Muốn thế phải tạo bước đột phá trong cách đào tạo, tập huấn và xây dựng đội ngũ cán bộ kỹ thuật, nhất là đội ngũ chuyên gia giỏi cho NTCN và NTQCCT, để từ đó tạo sự chuyển biến tích cực về kiến thức mọi mặt cho người nuôi tôm, thông qua đổi mới cách chuyển giao tiến bộ kỹ thuật chủ động, linh hoạt hơn và sát với điều kiện cụ thể, chứ không chỉ là lý thuyết chung theo giáo trình như đã qua.

Để làm được điều đó, thời gian tới, việc tập huấn kỹ thuật để xây dựng mạng lưới kỹ thuật viên và giúp nông dân thực hiện các mô hình NTCN và NTQCCT, người học cần phải được chọn lựa, sàng lọc về mặt trình độ kiến thức thích hợp để có khả năng tiếp thu bài và sau này về còn triển khai nhân rộng mô hình. Họ phải là người sẽ trực tiếp nuôi tôm, cũng chính là người phải theo xuyên suốt bài học, phải có lòng nhiệt tình ham muốn hiểu biết và chịu khó theo dõi thực hành các công đoạn nuôi để tiếp thu kiến thức được truyền đạt một cách tốt nhất. Và khi về phải có điều kiện thực hành vận dụng, đồng thời cũng phải chịu khó thường xuyên cập nhật kiến thức thông qua tài liệu, sách báo và có điều kiện thì nên tham dự các cuộc hội thảo có liên quan. 

Nhưng để không hạn chế người học và cũng nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra, khi chiêu sinh có thể phân người học thành hai nhóm: Nhóm đủ trình độ tiếp thu cả lý thuyết lẫn thực hành và nhóm trình độ có hạn chỉ chú trọng đến thực hành nuôi, còn lý thuyết chỉ là phụ. Và quan trọng hơn, các ngành chức năng chuyên môn liên quan cần chuẩn bị nơi thực tập, hoặc đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở giảng dạy, thực hành cho đảm bảo. Tùy khả năng tiếp thu của từng nhóm mà có bài giảng lý thuyết và thực hành phù hợp riêng. Tuy vậy, ngoài nội dung chung cần chuyển tải cho học viên, cần cập nhật, đi sâu và nhấn mạnh nguyên nhân, nguồn phát sinh dịch bệnh, đồng thời chuyển giao các kỹ năng sử dụng những trang thiết bị phục vụ nuôi cũng như khả năng nhận biết, chẩn đoán và cách phòng chống có hiệu quả các loại dịch bệnh phổ biến trên tôm nuôi. Nhất là cần phải giúp người dân hiểu rõ ý nghĩa của việc nuôi tôm “ba không” (không giấu bệnh, không xả thải nước ao khi chưa được xử lý và không xả thải xác tôm chết do nhiễm bệnh ra môi trường).

Muốn cho con tôm Cà Mau sống khỏe và đảm bảo cho nghề nuôi tôm phát triển ổn định, bền vững lâu dài đòi hỏi phải có giải pháp khẩn trương nâng cao trình độ kỹ thuật cho những người trực tiếp thực hiện việc nuôi tôm. Nhưng nếu cứ mở lớp “tập huấn chay” cho nông dân theo kiểu cũ thì rõ ràng sẽ khó đáp ứng được yêu cầu đặt ra.

Báo Đất Mũi
Đăng ngày 09/04/2014
KS. NGUYỄN VĂN THƯỚC
Nuôi trồng

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:45 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 09:51 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 09:51 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 09:51 26/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 09:51 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 09:51 26/11/2024
Some text some message..