Điều tra hiện trạng và cải tiến quy trình nuôi Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu

Hội đồng Khoa học – Kỹ thuật Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu đã nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học “Điều tra hiện trạng và cải tiến quy trình nuôi Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu” do bà Nguyễn Thu Dung làm chủ nhiệm đề tài, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bạc Liêu là Cơ quan chủ trì, kết quả đề tài xếp loại Khá.

Ao nuôi Artemia
Ao nuôi Artemia

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm đánh giá hiện trạng sản xuất và kỹ thuật nuôi Artemia nhằm xây dựng quy trình nuôi Artemia đạt hiệu quả trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu. Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đã thực hiện các nội dung: (1). Điều tra ngẫu nhiên 30 hộ nuôi Artemia trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu nhằm đánh giá hiện trạng; (2). Đánh giá hiệu quả sử dụng bổ sung bột cá trong nuôi Artemia bằng cách chọn 06 hộ nông dân để tiến hành nuôi thử nghiệm Artemia có sử dụng bột cá thay thế một phần thức ăn truyền thống.

Kết quả điều tra cho thấy các hộ tham gia nuôi Artemia đa phần là hộ nghèo, có trình độ học vấn thấp, mật độ nuôi dao động từ 21.000 con/m2 đến 25.000 con/m2.  Các hộ nuôi cung cấp khoảng 36 kg/ha/ngày phân gà làm thức ăn nuôi Artemia, ngoài ra các hộ còn sử dụng thêm vôi, dimetin, v, v, … để quản lý môi trường nước. Năng suất trứng Artemia đạt khá cao trung bình từ 70 – 80 kg trứng/ha; 40% hộ nuôi có năng suất đạt trên 70 kg/ha, 50% các hộ được điều tra có năng suất đạt dưới 50 kg/ha.

Đối với các hộ nuôi thực nghiệm thì năng suất trứng thu được ở các ao sử dụng bổ sung bột cá để làm thức ăn cho Artemia đạt khá cao, trung bình là 25,27 kg/2.500m2 (khoảng 101,08 kg/ha), cao nhất đạt 26,8 kg/2.500m2 (khoảng 107,2 kg/ha) và thấp nhất đạt 23,7 kg/2.500m2 (khoảng 94,8 kg/ha). Các ao chỉ sử dụng phân gà làm thức ăn cho Artemia có năng suất trung bình là 17,3 kg/2.500m2, cao nhất là 19,8 kg/2.500m2 và thấp nhất là 15,7 kg/2.500m2.

Nhóm thực hiện đề tài kiến nghị cần tận dụng triệt để các lợi thế có sẳn của tỉnh để phát triển nghề nuôi Artemia. Cơ quan chức năng và chính quyền cần quan tâm triển khai nhiều lớp tập huấn, hội thảo và trình diễn mô hình nuôi Aremia áp dụng khoa học kỹ thuật mới nhằm nâng cao nhận thức cho người nuôi. Bên cạnh đó, việc liên kết tiêu thụ sản phẩm cũng cần được quan tâm và cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho các công ty, doanh nghiệp hay các Hợp tác xã thu mua. Đồng thời, cần nghiên cứu đánh giá hàm lượng dinh dưỡng của Artemia trong quá trình nuôi sử dụng bổ sung bột cá làm thức ăn cho Artemia.

Sở NN&PT NN Bạc Liêu
Đăng ngày 13/10/2016
Minh Đương
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 08:43 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 08:43 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 08:43 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 08:43 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 08:43 26/11/2024
Some text some message..