Định hướng phát triển ngành sản xuất thức ăn thủy sản

Việt Nam đang cần những giải pháp cụ thể, tiên tiến để sản xuất ra các loại thức ăn chất lượng cao, tăng hiệu quả nuôi thủy sản, đồng thời vẫn đảm bảo giá thành hạ (không đầu từ nhiều cho chi phí bao bì, quảng cáo) nhằm hạ giảm chi phí đầu vào, hạ giá thành sản phẩm, tăng sức cạnh tranh của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững nuôi trồng thuỷ sản Việt Nam.

Định hướng phát triển ngành sản xuất thức ăn thủy sản
Nuôi tôm ở Thái Bình. Ảnh: Báo Thái Bình

Năm 2017, cả nước có 218 cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp, với tổng công suất thiết kế trên 31 triệu tấn; trong đó, công suất thiết kế thức ăn phục vụ nuôi trồng thủy sản 5,8 triệu tấn; nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi 18,1 triệu tấn, tương đương 5,5 tỷ USD, bao gồm: thức ăn giàu đạm khoảng 7,2 triệu tấn; thức ăn giàu năng lượng khoảng 10,4 triệu tấn; thức ăn bổ sung khoảng 500.000 tấn.

Tổng sản phẩm xác nhận lưu hành trong năm 2017 là 3.061 sản phẩm; trong đó, sản phẩm thức ăn là 1.877 sản phẩm (trong nước 1.634 sản phẩm, nhập khẩu 243 sản phẩm). Sản phẩm bổ sung môi trường nuôi là 1.184 sản phẩm (trong nước 1.114 sản phẩm, nhập khẩu 70 sản phẩm).

Theo định hướng phát triển, thức ăn thuỷ sản và các sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản trước khi lưu thông trên thị trường phải đáp ứng các yêu cầu: Công bố tiêu chuẩn áp dụng và công bố hợp quy theo quy định; có chất lượng phù hợp đã được công bố áp dụng; thông tin về sản phẩm đã gửi đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

Bên cạnh đó, thức ăn thuỷ sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thuỷ sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.

Những năm gần đây, nghiên cứu về dinh dưỡng và thức ăn thủy sản đã có những bước phát triển về chiều rộng và chiều sâu, nhiều loại thức ăn cân bằng dinh dưỡng và có khả năng nâng cao sức khỏe của thủy sản nuôi đã được nghiên cứu và áp dụng trong sản xuất. Tuy nhiên, vẫn có những hộ nuôi và doanh nghiệp thủy sản không biết cách đánh giá chất lượng thức ăn và tính hiệu quả của từng loại thức ăn để chọn lựa loại phù hợp (trong khi, thức ăn chiếm 40-70% chi phí sản xuất).

Nguyên nhân: Việt Nam chưa xây dựng được tiêu chí khoa học để đánh giá chất lượng thức ăn thủy sản, vẫn chỉ sử dụng những tiêu chí lạc hậu dẫn tới tính chính xác không cao.

Hệ lụy là, cùng nhằm mục tiêu đẩy mạnh tăng trưởng nuôi trồng thủy sản, nhưng các hộ nuôi và một số doanh nghiệp thủy sản không xác định được hướng sử dụng thức ăn giàu đạm hay thức ăn nhiều chất béo sẽ đem lại hiệu quả cao hơn; lúng túng khi phân biệt thức ăn dùng cho tôm giống, tôm thịt; thức ăn dành cho tôm nuôi theo các hình thức quảng canh, thâm canh, nuôi công nghiệp mật độ dày; các loại thức ăn khác nhau phù hợp sử dụng cho mỗi quy trình nuôi...

Về phía các nhà máy sản xuất thức ăn, vì lợi nhuận sẽ tìm cách thu hút người mua bằng những quảng cáo (không liên quan đến đối tượng vật nuôi) như: Tạo mùi thơm cho sản phẩm thức ăn; Thực tế, chưa có công trình nghiên cứu nào chứng minh được đối tượng nuôi cảm nhận được mùi thơm của thức ăn; Đối với những loại thức ăn giàu đạm dành cho tôm, nếu như không được tiêu thụ hết sẽ gây lãng phí thức ăn và ô nhiễm môi trường ao nuôi. Tương tự, những loại thức ăn đóng gói nhỏ, tiêu tốn nhiều bao bì, sẽ khiến giá thành thức ăn tăng và gây ô nhiễm môi trường. Trong khi, chất lượng thức ăn không phụ thuộc vào hình thức bao bì đẹp mắt. Các hộ nuôi hoàn toàn có thể sử dụng thức ăn thủy sản đựng trong bao bì cỡ lớn với mẫu thiết kế đơn giản (để giảm giá thành). Nhưng phải đảm bảo tại cơ sở nuôi có hệ thống kho chứa tiêu chuẩn, tránh ẩm mốc làm hỏng thức ăn.

Giải pháp phát triển bền vững

Ngành nuôi trồng thủy sản những năm gần đây đã có sự phát triển vượt bậc, kéo theo đó là nhu cầu thức ăn thủy sản tăng cao. Để ngành thức ăn trong nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững, giảm chi phí sản xuất cho người nuôi thì cần sự đồng lòng, hợp tác từ các nhà quản lý, nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp, cùng bàn bạc, chia sẻ, tìm giải pháp tối ưu cho sản xuất, vì thức ăn thủy sản dù có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhưng nếu quy trình cho ăn, chăm sóc không đúng thì vẫn không phát huy được hiệu quả.

Đối với các doanh nghiệp sản xuất thức ăn sẽ nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm giúp tôm, cá tiêu hóa tốt hơn, giảm bệnh tật, tăng sức đề kháng; Các doanh nghiệp sản xuất bao bì cần hướng tới cung cấp những loại bao bì thông minh, thân thiện với môi trường, tránh ô nhiễm nguồn nước và vùng nuôi. Toàn ngành cần tích cực nghiên cứu, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất thức ăn; có giải pháp sử dụng thức ăn cho từng giai đoạn phát triển của đối tượng nuôi; quản lý nghiêm ngặt, đảm bảo đáp ứng các yêu cầu kiểm nghiệm, chứng nhận về điều kiện sản xuất thức ăn thủy sản.

TCTS
Đăng ngày 27/08/2018
Ngọc Thúy - FICen
Doanh nghiệp

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 14:29 15/01/2025

Nuôi tôm hiệu quả với thức ăn tiên phong Advance Pro - Độ đạm tối ưu 36%

Trong những năm qua, nuôi tôm thâm canh và siêu thâm canh được xem là mô hình lý tưởng mang lại thu nhập ổn định cho các hộ nuôi.

Grobest
• 14:12 08/01/2025

Vui Tết Ất Tỵ chơi game trúng quà - Nhận lì xì cực đã

Không khí Tết đã dần ngập tràn khắp mọi nơi, người người nhà nhà đang nô nức sắm sửa, trang hoàng để chuẩn bị cho một cái Tết trọn vẹn và sung túc. Còn bà con thân yêu của Farmext eShop đã chuẩn bị đón Tết đến đâu rồi?

Minigame
• 08:00 04/01/2025

Gợi ý 10 khoáng chất được sử dụng phổ biến cho tôm hiện nay

Bổ sung khoáng chất là một phần thiết yếu trong quá trình nuôi tôm, bởi chúng đóng vai trò quan trọng trong nhiều khía cạnh của sự phát triển và sức khỏe của tôm. Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ khoáng chất không chỉ hỗ trợ tôm trong quá trình lột xác, hình thành vỏ mới mà còn tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu rủi ro dịch bệnh. Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều sản phẩm khoáng chất được thiết kế đặc biệt cho tôm, nhưng đâu mới là những lựa chọn tối ưu và được người nuôi tin dùng nhất?

Khoáng cho tôm
• 14:00 02/01/2025

5 yếu tố "vàng" bà con cần lưu ý khi lựa chọn máy cho tôm ăn

Thức ăn chiếm tới 70% chi phí trong nuôi tôm – và đó cũng là lý do khiến nhiều hộ nuôi đau đầu với bài toán lợi nhuận. Bà con có biết, chỉ cần một chiếc máy cho tôm ăn tự động phù hợp, bạn có thể tiết kiệm hàng chục triệu đồng mỗi vụ, giảm lãng phí, tăng năng suất vượt trội?

Máy cho tôm ăn
• 19:39 15/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 19:39 15/01/2025

Giá cá tra xuất khẩu đầu năm 2025: Tín hiệu tăng trưởng lạc quan

Bước vào đầu năm 2025, thị trường cá tra xuất khẩu đang chứng kiến những tín hiệu tích cực. Sau giai đoạn suy giảm trong năm ngoái do ảnh hưởng của kinh tế toàn cầu, giá cá tra hiện đang phục hồi ổn định và có xu hướng tăng.

Cá tra
• 19:39 15/01/2025

Rong biển: Người dọn dẹp tiềm năng cho môi trường thủy sản

Rong biển, một loài thực vật biển đa năng, không chỉ đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái mà còn mang lại nhiều lợi ích cho ngành thủy sản. Với khả năng làm sạch môi trường nước và hỗ trợ nuôi trồng thủy sản bền vững, rong biển đang trở thành một giải pháp tự nhiên được nhiều quốc gia quan tâm và áp dụng.

Rong biển
• 19:39 15/01/2025

Vẹm xanh: Nhiều công dụng tuyệt vời với sức khức khỏe con người

Vẹm xanh – loài nhuyễn thể hai mảnh từ đại dương – không chỉ là món ăn giàu dinh dưỡng mà còn mang lại nhiều giá trị tuyệt vời cho sức khỏe. Với hàm lượng dinh dưỡng vượt trội, vẹm xanh thực sự xứng đáng được gọi là “siêu thực phẩm” cho sức khỏe.

Vẹm xanh
• 19:39 15/01/2025
Some text some message..