Doanh nghiệp An Giang tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu

Đứng trước bối cảnh phải hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới thông qua việc thực thi các cam kết từ TPP, AEC... doanh nghiệp (DN) An Giang đã “gấp rút” tổ chức lại sản xuất theo hướng nâng cao chất lượng, gắn sản phẩm (SP) với thị trường tiêu thụ, đưa giá thành sản xuất xuống mức hợp lý để cạnh tranh.

sữa phi lê cá tra
Sản phẩm cá tra của các DN An Giang đã xuất đi 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới

Gắn sản xuất với tiêu thụ

Từng DN đã chủ động tiếp cận, tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng để hướng đến chuỗi giá trị toàn cầu (CGTTC), đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thế giới, đặc biệt là SP lúa, gạo và cá tra. “Cá tra được nuôi, chế biến tại ĐBSCL nhưng tiêu thụ ở 136 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới cho thấy, SP của nông dân (ND) ĐBSCL đã gia nhập vào CGTTC của ngành hàng cá da trơn thế giới. SP đã tiếp cận, gia nhập vào CGTTC nhưng vì sao đời sống của đại bộ phận ND lẫn DN luôn gặp khó? Nguyên nhân do sản xuất vẫn chưa gắn với thị trường tiêu thụ một cách bài bản, thực thụ. Tình trạng “thừa hàng, dội chợ” vẫn tiếp tục diễn ra. Chúng ta tiếp cận CGTTC của ngành cá da trơn thế giới nhưng lại ở những công đoạn thô sơ, hàm lượng khoa học- công nghệ thấp, giá trị gia tăng của SP chưa cao” - TS. Võ Hùng Dũng, Giám đốc VCCI Cần Thơ, lý giải.

Nhằm thực hiện tốt Nghị quyết 14/NĐ-CP, ngày 28-5-2014 của Chính phủ về tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, thúc đẩy sản xuất phát triển, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Quyết định số 1051/QĐ-NHNN về chương trình cho vay thí điểm phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Theo đó, các doanh nghiệp ở An Giang tiếp cận được đồng vốn, gồm: Tafishco, Antesco, Công ty TNHH Thịnh Phú An Giang... Tính đến thời điểm này, các chuỗi liên kết đã khởi động và bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực. “Trong từng thời điểm khác nhau, ND tham gia vào chuỗi liên kết dọc cá tra của Tafishco đã có lợi nhuận hợp lý. Cụ thể, ở thời điểm tháng 4-2015, ND trong chuỗi bán cá cho nhà máy, lãi được 2.000 đồng/kg, sản xuất không còn lo đến việc tiêu thụ mà đã có DN bao tiêu. Hướng đi này giúp DN ổn định được sản xuất, chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng SP ổn định, giá thành sản xuất tốt nhất, các bên tham gia chuỗi đều có lợi nhuận hợp lý” - ông Nguyễn Thái Sơn, Chủ tịch HĐQT Công ty Tafishco, chia sẻ.

Nếu trên lĩnh vực cá tra có chuỗi liên kết Tafishco thì trên SP lúa, gạo có chuỗi liên kết của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty TNHH Thịnh Phú An Giang. SP của các đơn vị đang từng bước đi vào chuỗi giá trị lúa, gạo toàn cầu và được người tiêu dùng thế giới chấp nhận. Ở cuộc thi đấu xảo gạo ngon thế giới diễn ra ở Kuala Lumpur (Malaysia) từ ngày 28 đến 30-10-2015, sản phẩm gạo AGPPS 103 của Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời đã được Tổ chức Nghiên cứu lúa gạo thế giới (The Rice Trader) công nhận lọt vào top 3 (chung kết) gạo ngon nhất thế giới năm 2015. Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, sau một thời gian nỗ lực, SP của công ty (gạo Jasmine, hạt ngọc trời số 3…) đã xuất khẩu sang 36 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới, trong đó có Nhật, Mỹ, Úc, New Zealand, Hồng Kông, Dubai...

Chi phí hợp lý để cạnh tranh

“Tôi ngồi với DN để tính toán lại mức lợi nhuận trên 1kg cá tra xuất khẩu thì có thể nói, mức lợi nhuận trong giai đoạn hiện nay rất thấp (khoảng 5.000 đồng/kg). Mức lãi này cho tất cả các bên tham gia gồm ND nuôi con giống, sản xuất cá thịt, DN chế biến thức ăn, sản xuất và kinh doanh thuốc thú y thủy sản, nhà máy chế biến, nhà nhập khẩu SP... Trong từng công đoạn, ai là người nắm giữ khâu quan trọng thì người đó được lãi nhiều (như chế biến thức ăn, thuốc thú y thủy sản, nhà máy chế biến), còn người nuôi thì luôn gặp khó. Vì vậy, tổ chức lại sản xuất theo chuỗi liên kết để có chi phí hợp lý, sản phẩm nâng sức cạnh tranh trên thương trường là vấn đề cần sớm thực hiện” - ông Trần Anh Thư, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn An Giang, thông tin.

Để có chi phí hợp lý, ngoài vai trò của ngân hàng hỗ trợ DN vay vốn với lãi suất phù hợp, những người tham gia 2 ngành trên cần đi vào con đường làm ăn hợp tác, tuân thủ quy hoạch; thực hiện mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị ngành hàng, trong đó sản xuất gắn với thị trường và DN đóng vai trò quan trọng trong mối liên kết này. Thực hiện tốt chuỗi giá trị ngành hàng chính là cơ sở vững chắc để DN từng bước tiếp cận, tham gia vào CGTTC của ngành hàng mà mình kinh doanh. “Các giải pháp để nâng cao giá trị hạt gạo, con cá phải mang tính đồng bộ, phải bắt đầu từ cơ chế chính sách. Nhà nước tạo cơ chế đòn bẩy để DN tham gia vào chuỗi liên kết, lo thị trường tiêu thụ SP; nhà khoa học đưa khoa học- kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao để chất lượng SP; nông dân cần tuân thủ quy trình kỹ thuật canh tác do DN đặt hàng đưa ra. Những vấn đề khác như vốn, dịch vụ hậu cần cũng phải thực hiện một cách đồng bộ, có vậy thì chất lượng SP mới được nâng lên, giá thành sản xuất mới giảm, từ đó sức cạnh tranh của SP mới được nâng cao” – GS.TS Võ Tòng Xuân kiến nghị.

“Để nâng cao giá trị hạt gạo, hội nhập thành công vào chuỗi giá trị lúa, gạo toàn cầu, ngành lúa, gạo phải tổ chức lại sản xuất và phải bắt đầu từ DN, từ nhãn hiệu hàng hóa của DN, từ sự thuyết phục người tiêu dùng trong nước và toàn cầu. Muốn vậy, chúng ta phải củng cố lại hệ thống giống, hệ thống canh tác; phát triển và củng cố hệ thống hỗ trợ, gồm: Tài chính, pháp lý, hậu cần... Hiệp hội Lương thực Việt Nam đang có chương trình của mình để nâng cao giá trị hạt gạo, hướng đến CGTTC” – ông Huỳnh Thế Năng, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam chia sẻ.

Báo An Giang, 09/02/2016
Đăng ngày 09/02/2016
Minh Hiển
Doanh nghiệp

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:44 25/11/2024

Tôm vào vụ đông - Sale không giới hạn

Khi tôm vào vụ mới công tác chuẩn bị vật tư, vệ sinh ao, nguồn nước,... là những khâu quan trọng để có một mùa vụ thành công. Việc này ngoài bỏ công sức ra thì cũng tốn khá nhiều chi phí. Để tiết kiệm hơn, bà con hãy ghé ngay Farmext eShop, tại đây sắp diễn ra nhiều ưu đãi cực to cho các sản phẩm phục vụ nuôi tôm vụ đông.

Tôm vào vụ đông
• 16:45 21/11/2024

Chẩn đoán đúng bệnh: Bí quyết thành công trong nuôi trồng thủy sản

Để có thể hiểu rõ hơn tầm quan trọng của việc chẩn đoán đúng bệnh trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt đối với tôm cá. Ngày hôm nay Tép Bạc đã có buổi trò chuyện giao lưu với TS. Lưu Thị Thanh Trúc, chuyên gia có hơn 20 năm kinh nghiệm giảng dạy và hoạt động trong ngành.

Xét nghiệm kháng sinh đồ
• 12:00 21/11/2024

Mở Shop Cá cảnh - Tép cảnh online nhanh và nhàn tại Farmext eShop

Bạn đang kinh doanh, phân phối giống và các sản phẩm thuộc lĩnh vực Cá cảnh - Tép cảnh? Bạn cần mở shop online nhanh chóng, để có thêm hướng ra cho sản phẩm và tăng thêm thu nhập? Hãy liên hệ với Farmext eShop ngay.

Cá cảnh - Tép cảnh online
• 14:44 20/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 10:48 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:48 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:48 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:48 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 10:48 25/11/2024
Some text some message..