Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), từ đầu năm đến nay, VASEP đã nhận được nhiều phản ánh, kiến nghị của các doanh nghiệp thành viên về một số bất cập tồn tại trong thực thi các quy định về xử lý chất thải và bảo vệ môi trường.

Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải
Doanh nghiệp thủy sản kêu khó về quy định xử lý chất thải

Theo đó, các bất cập, vướng mắc về chất thải rắn trong nhà máy chế biến thủy sản được các doanh nghiệp phản ánh, họ đã có hợp đồng với đơn vị thu gom, tái chế để xử lý rác thải công nghiệp (bao bì carton hư hỏng, nylon, sắt vụn, nhựa,…) và mỗi lần giao nhận rác thải công nghiệp với đơn vị thu gom đều có hóa đơn/chứng từ.

Tuy nhiên, khi kiểm tra đoàn Thanh tra môi trường của Tổng cục Môi trường lại yêu cầu doanh nghiệp phải cung cấp hồ sơ chứng minh về việc đã xử lý, tái chế rác thải công nghiệp của đơn vị thu gom, nếu không doanh nghiệp sẽ bị phạt.

Trong nhiều trường hợp, nhất là ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, đơn vị thu gom từ chối không cung cấp hồ sơ này cho doanh nghiệp và tại nhiều địa phương cũng không có cơ sở thu gom nào có đủ hồ sơ như yêu cầu. Điều này khiến các doanh nghiệp thủy sản lo lắng.

Từ vướng mắc trên, các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét điều chỉnh theo hướng nếu tại địa phương không có cơ sở thu gom, tái chế, xử lý rác thải công nghiệp cung cấp được hồ sơ chứng minh hoạt động tái chế, xử lý rác thải của họ thì không lấy làm cơ sở để xử phạt doanh nghiệp chế biến thủy sản.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp kêu vướng mắc về xử lý nước thải trong nhà máy chế biến thủy sản. Chẳng hạn, về Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) được áp dụng, nếu nhà máy nằm ngoài các khu công nghiệp (KCN) thì áp dụng theo quy chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT đặc thù cho nhà máy chế biến thủy sản. Trong khi đó, các nhà máy chế biến thủy sản nằm trong KCN thì phải áp dụng theo QCVN 40: 2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, không được áp dụng QCVN 11:2015/BTNMT.

Các doanh nghiệp cho rằng, quy định trên bất hợp lý, tạo ra sự không công bằng giữa các DN trong KCN và các DN nằm ngoài KCN, nên kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và xem xét để các nhà máy được áp dụng công bằng qua việc quy định cho phép các nhà máy trong KCN khi đấu nối vào hệ thống nước thải tập trung của KCN thì được áp dụng theo QCVN 11:2015/BTNMT.

Về bùn thải, các doanh nghiệp cho rằng, bùn thải từ quá trình xử lý nước thải của các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản không phải là bùn thải nguy hại. Do nguồn nguyên liệu của các doanh nghiệp chế biến hải sản là cá biển, tôm và các loại thuỷ sản khác nên thành phần hữu cơ chiếm đa số. Vì vậy, bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải chế biến thủy sản là các chất hữu cơ tạp dư không có chứa nhiều kim loại nặng theo quy định của QCVN 50:2013/BTNMT về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước.

Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp thủy sản lại đang chịu việc phân tích bùn thải vì cơ quan quản lý cho rằng bùn thải từ xử lý nước sau chế biến thủy sản là nguy hại. Trong khi đó, chi phí phân tích bùn thải của các nhà máy khá cao, lên tới 60 – 80 triệu/năm. Các doanh nghiệp kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường rà soát và chỉ đạo bỏ không kiểm tra các chỉ tiêu trong bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải của nhà máy chế biến thủy sản do bùn thải này không phải là bùn thải nguy hại.

Về phương án bảo vệ môi trường, theo Thông tư 31/2016/TT-BTNMT ngày 14/10/2016, các nhà máy thuộc diện phải làm báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Thông tư 31/2016 và Phụ lục II Nghị định 18/2015/NĐ-CP quy định các doanh nghiệp đều phải làm Phương án bảo vệ môi trường.

Các doanh nghiệp kiến nghị, Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo, cho phép nếu nhà máy chưa có báo cáo ĐTM thì phải làm phương án bảo vệ môi trường, còn các nhà máy đã có ĐTM thì không cần phải làm Phương án bảo vệ môi trường. Không áp dụng đồng loạt gây tốn kém nguồn lực và chi phí cho xã hội…

Báo Hải Quan
Đăng ngày 25/04/2017
Lê Thu
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 21:31 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 21:31 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 21:31 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 21:31 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 21:31 21/12/2024
Some text some message..