Hàng nghìn hộ dân ở Bạc Liêu lao đao vì… nuôi cá sấu

Từ hàng chục năm nay, Bạc Liêu nổi tiếng ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) về phong trào nông dân tự phát nuôi cá sấu. Thực tế đã có nhiều hộ “đổi đời” nhờ nuôi cá sấu. Song, một thực tế đáng buồn là, chưa bao giờ người nuôi cá sấu ở Bạc Liêu lại “lao đao khốn khó” như mấy tháng nay, vì giá cá thương phẩm rớt thê thảm. Cách đây hơn một năm, giá cá sấu trung bình từ 200 đến 250 nghìn đồng/kg, thì nay chỉ còn 60 đến 70 nghìn đồng/kg cũng khó bán…!

tồn đọng cá sấu
Bạc Liêu hiện còn “ứ đọng” khoảng gần 200.000 con cá sấu.

Những ngày đầu tháng 11 này, chúng tôi trở lại Phước Long, một huyện từ nhiều năm nay được mệnh danh là “thủ phủ” của nghề nuôi cá sấu, bởi toàn huyện có hàng nghìn hộ nuôi cá sấu. Đặc biệt, đây cũng là huyện hiện có lượng cá sấu thương phẩm “ứ đọng” nhiều nhất tỉnh Bạc Liêu.

Nợ nần như… chúa chổm!

Theo lời giới thiệu của cán bộ Văn phòng UBND huyện Phước Long, chúng tôi đến nhà ông Huỳnh Thanh Liêm (ngụ ấp Hành Chính, thị trấn Phước Long). Trò chuyện với chúng tôi, với vẻ mặt buồn rầu, ông Liêm than: “Bầy cá sấu hơn 100 con của gia đình tui đã quá lứa nhiều tháng nay. Lẽ ra phải bán từ lâu nhưng thương lái không mua. Hồi đầu năm 2016, thương lái thu mua cá sấu với giá khoảng 160.000 đồng/kg, nhưng tui không bán. Giờ giá “rớt thảm hại” chỉ còn 65.000 đến 70.000 đồng/kg. Nhưng vẫn khó bán. Vậy là lỗ nặng. Càng nghĩ càng tiếc…!”.

Tương tự, cũng tại thị trấn Phước Long, ông Nguyễn Văn Dương tuy có gần 15 năm nuôi cá sấu, nhưng theo ông: “Chưa bao giờ giá cá thương phẩm lại “bọt bèo” như mấy tháng nay. Nhất là cũng chưa năm nào gia đình tui thua lỗ đậm như năm nay” – ông Dương lắc đầu ngao ngán. Bởi từ khi ông bắt đầu nuôi cá sấu đến nay, giá cả tuy có lên xuống nhưng chưa bao giờ bị thua lỗ. Hiện nay, gần 200 con cá sấu của gia đình ông đã tới lứa bán từ lâu, nhưng đang cho “nằm” chờ giá…

Theo Chi cục Kiểm lâm tỉnh Bạc Liêu, hiện toàn tỉnh có 1.925 hộ đăng ký gây nuôi động vật hoang dã với tổng đàn trên 220.000 cá thể, chủ yếu là cá sấu. Do cá sấu là động vật hoang dã nên địa phương không khuyến khích phát triển gây nuôi ồ ạt. Thời gian qua, tuy cá sấu có giá trị kinh tế cao nhưng vốn đầu tư lớn, trong khi đa số nông dân nuôi theo kiểu tự phát, không có hợp đồng bao tiêu sản phẩm, chủ yếu xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc.

Bên cạnh đó, để đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, người nuôi phải chứng minh được nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp nhưng đa số người nuôi cá sấu hiện nay xây chuồng nuôi tạm bợ.

Tự tìm mọi cách gỡ khó

lot da ca sau ban
Do cá thương phẩm khó tiêu thụ, nhiều trang trại ở Bạc Liêu tự lột da cá sấu bán.

Do tình hình thực tế giá cá sấu giảm, không chỉ những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ mà cả những trang trại lớn quy mô lên hàng chục nghìn con ở Bạc Liêu mấy tháng qua cũng phải tự tìm đầu ra. Điển hình là Trang trại nuôi cá sấu Phương Tín (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long) nuôi gần 30.000 con cá sấu.

Ông Trương Thanh Mai (chủ trang trại) cho biết: Do thị trường xuất khẩu cá sấu gặp nhiều khó khăn, giá liên tục giảm và chưa có dấu hiệu dừng lại. Vì vậy, trang trại của ông bắt đầu chuyển hướng sang làm thuộc da. Bước đầu, công nhân sẽ lột da cá sấu, sau đó chuyển đến đối tác để thuê gia công. Từ đó sẽ dùng để làm các sản phẩm thời trang như: giày, ví, thắt lưng... Theo ông Mai, sắp tới trang trại sẽ xây dựng nhà máy thuộc da cá sấu để bảo đảm ổn định đầu ra cho cá sấu nuôi không chỉ của riêng trang trại mà còn bao tiêu cho nông dân trong vùng.

Chủ tịch UBND huyện Phước Long (Bạc Liêu) Phạm Thanh Hải cho biết: Hiện nay, người nuôi cá sấu đang phải chịu lỗ nên số hộ nuôi loài vật này sẽ giảm dần trong thời gian tới. “Nếu người nuôi muốn giữ đàn chờ giá thì cần hạn chế cho cá sấu ăn để tiết kiệm chi phí, bởi cá sấu có thể nhịn ăn trong thời gian dài mà không ảnh hưởng”, Chủ tịch UBND huyện khuyến cáo.

Tại Bạc Liêu, thực tế từ nhiều năm nay, chuyện nuôi cá sấu theo phong trào để rồi bị thương lái ép giá không có đầu ra vốn trở thành… “chuyện thường ngày ở huyện”. Nhiều hộ nuôi cá sấu thay nhau “nuốt quả đắng”, phải treo chuồng vì nợ nần do con cá sấu quá lứa. Thế nhưng, cứ sau một đợt cá sấu bán được giá là nhiều người lại đua nhau nuôi loài cá này, thậm chí phá cả chuồng heo, chuồng gà để nhường chỗ cho con cá sấu.

Nuôi cá sấu theo phong trào vốn trở thành bài học xương máu và gần như một quy trình đã được lập sẵn. Hễ khi giá cá sấu thương phẩm tăng cao là chẳng bao lâu giá cá sấu giống lại tăng đến chóng mặt.

Cần chú trọng việc hợp tác, liên kết

Ông Trương Thanh Mai, chủ trang trại nuôi cá sấu Phương Tín (xã Vĩnh Thanh, huyện Phước Long), doanh nghiệp duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận Cites cho rằng: “Khó khăn trong nuôi cá sấu hiện nay chính là nạn mạnh ai nấy làm và gần như nông dân không liên kết với nhau. Cụ thể, trong đợt cá sấu bị rớt giá như mấy tháng qua, nếu như những hộ nuôi liên kết với nhau cùng đưa ra một mức giá thu mua chung, thì chắc chắn sẽ cầm chắc lợi nhuận và không bị các thương lái nước ngoài (Trung Quốc) thao túng thị trường.

Song, thực tế đáng buồn là mạnh ai nấy bán, “không anh nào chịu nghe anh nào”. Đặc biệt là tình trạng nghi kỵ, “khôn vặt”, thiếu hợp tác, liên kết…. đã góp phần không nhỏ làm cho giá cá sấu bị rớt đến thê thảm (!?)

Từ thực tế nêu trên, theo chúng tôi, tỉnh Bạc Liêu nói riêng, vùng ĐBSCL và cả nước nói chung, cần xem xét, có thể thành lập Hiệp hội chăn nuôi cá sấu. Thông qua Hiệp hội này, không chỉ giúp ngành quản lý làm tốt vai trò định hướng trong tổ chức sản xuất, hoạch định kế hoạch cho phát triển nghề chăn nuôi động vật hoang dã gắn với công nghệ chế biến, mà còn làm tốt hơn công tác quản lý thay vì để nông dân phát triển chăn nuôi tự phát như lâu nay…

Báo Nhân Dân, 06/11/2016
Đăng ngày 06/11/2016
Bài và ảnh: TRỌNG DUY
Nuôi trồng

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 09:59 04/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 09:36 04/02/2025

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 10:55 03/02/2025

Các giống cá lóc mới lai tạo tăng trưởng nhanh, ít bệnh, phù hợp xuất khẩu

Cá lóc, hay còn gọi là cá chuối, là một trong những loài cá nuôi phổ biến tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á. Với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường xuất khẩu, nhu cầu về các giống cá lóc có khả năng tăng trưởng nhanh, ít bệnh và đạt chất lượng cao ngày càng tăng. Trong bài viết này, Tép Bạc sẽ giới thiệu các giống cá lóc lai tạo đột phá, đáp ứng nhu cầu nuôi trồng và xuất khẩu hiện đại.

Cá lóc
• 08:00 29/01/2025

Năm 2025 giảm khai thác 5,2% và tăng nuôi trồng 3,5%

Cục Thủy sản xác định mục tiêu năm 2025 phải giảm mạnh khai thác và tăng nuôi trồng để quyết tâm thực hiện kế hoạch 5 năm giai đoạn 2021-2025 của Chiến lược phát triển thủy sản, khi năm 2024 đã chưa giảm được khai thác.

Tàu thuyền
• 00:24 05/02/2025

Làng cá bè đa sắc vào Xuân

Rực rỡ màu đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím nối nhau trải dài hơn cây số trên sông Châu Đốc, một nhánh của sông Hậu, thuộc thị trấn Đa Phước (An Phú, An Giang), làng cá bè truyền thống đang rộn ràng vào Xuân với dập dìu du khách bốn phương.

Làng cá
• 00:24 05/02/2025

Phân tích lợi ích kinh tế nuôi xa bờ so với nuôi gần bờ

Với lợi thế đường bờ biển dài và nguồn tài nguyên phong phú, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ hai mô hình nuôi thủy sản chủ đạo: nuôi gần bờ và nuôi xa bờ. Nếu nuôi gần bờ mang lại sự thuận tiện với chi phí đầu tư thấp, thì nuôi xa bờ lại tạo cơ hội gia tăng sản lượng và giá trị xuất khẩu vượt trội.

Nuôi thủy sản xa bờ
• 00:24 05/02/2025

Tổng hợp 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất mà bạn nên biết

Bể cá cảnh không chỉ mang đến vẻ đẹp sinh động cho không gian sống mà còn giúp thư giãn hiệu quả, xua tan những căng thẳng trong cuộc sống bận rộn hiện đại. Đối với người mới, việc chọn loài cá cảnh phù hợp sẽ là bước đầu tiên quan trọng để bắt đầu thú vui này. Dưới đây là 10 loài cá cảnh dễ nuôi nhất, vừa khỏe mạnh, vừa dễ chăm sóc, giúp bạn tạo nên một bể cá ấn tượng và đẹp mắt.

Các loài cá cảnh
• 00:24 05/02/2025

Các biện pháp chống trộm tôm, bảo vệ mùa vụ trong giai đoạn thu hoạch

Giai đoạn thu hoạch là thời điểm quan trọng đối với người nuôi tôm, bởi đây là lúc công sức đầu tư cả mùa vụ được đền đáp. Tuy nhiên, thời điểm này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt là nạn trộm tôm – một vấn đề khiến nhiều hộ nuôi lo lắng. Các vụ trộm không chỉ gây thiệt hại tài chính mà còn làm ảnh hưởng đến tinh thần và hiệu quả sản xuất của người nuôi. Vì vậy, áp dụng các biện pháp chống trộm và bảo vệ mùa vụ là nhiệm vụ cấp thiết.

Ao nuôi tôm
• 00:24 05/02/2025
Some text some message..