Tôm “ăn thịt” đồng loại
Ao nuôi xuất hiện tình trạng tôm rượt đuổi nhau để cắn xé, ăn thịt đồng loại thường vào giai đoạn tôm từ 40 ngày tuổi trở đi hoặc từ kích cỡ 300 con trở về lớn. Có thể nói đây là một tình trạng khiến bà con nuôi tôm phải đau đầu suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự việc.
Khi tôm ăn thịt nhau dẫn đến việc dễ dàng thấy tôm không bệnh nhưng lại ăn rất ít thức ăn và có xu hướng giảm thức ăn từ từ. Nhìn chung, tập tính của các loài thủy sản có thể nói là ăn thịt lẫn nhau. Ví dụ rõ rệt nhất đó chính là tôm càng xanh, một loài tôm sẽ hao hụt rất nhiều với hiện tượng ăn thịt nhau. Điều này khiến người nuôi thất thoát về số lượng, lợi nhuận giảm.
Có phải do quá trình cắt giảm thức ăn khiến tôm ăn thịt nhau?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tôm ăn thịt lẫn nhau được người nuôi thảo luận rất nhiều. Phần lớn các lí do đều cho rằng nguyên nhân chính không phải do người nuôi cắt giảm lượng thức ăn khiến tôm phải ăn nhau để duy trì sự sống.
Lựa chọn thức ăn phù hợp giúp kích thích tôm ăn nhiều hơn. Ảnh: 123tom.net
Một số nguyên nhân sau đây có thể chính là nguyên nhân chính dẫn đến ao nuôi nhà bạn có tình trạng như vậy:
- Thứ nhất, do ao tôm có nhiều tôm bị mắc bệnh, sức khỏe yếu, tôm có con to và con nhỏ. Vì vậy, tình trạng tôm lớn ăn tôm bé là hết sức bình thường với số lượng ít.
-Thứ hai, do tôm vừa mới lột vỏ, lớp vỏ chưa cứng cáp trở lại. Những con tôm khỏe sẽ ăn tôm mềm.
- Thứ ba, do ao nuôi thiếu các thức ăn tự nhiên như các loại sinh vật phù du. Cộng với việc lựa chọn thức ăn chưa phù hợp, không có hương thơm dẫn dụ tôm để hạn chế hiện tượng này.
Và cuối cùng có thể do ở nguồn giống. Những giống mới có thể bị thay đổi tập tính làm cho tôm thay đổi thức ăn thành ăn thịt đồng loại.
Hạn chế tình trạng tôm “ăn thịt” nhau
Để cho tôm ăn hợp lý và đạt hiệu quả tốt nhất trong quá trình nuôi và hạn chế tình trạng trên, cần tuân theo một số nguyên tắc quan trọng như:
- Cung cấp đủ thức ăn
Khi cho tôm thực hiện chọn thức ăn phù hợp để tăng trưởng hiệu quả nhất. Thức ăn phải có hàm lượng đạm phù hợp, mùi thơm giúp dẫn dụ tôm ăn nhiều hơn.
- Thời điểm cho ăn
Thức ăn dư thừa vào thời điểm không hợp lý có thể làm môi trường ao nuôi bị ô nhiễm và gây nguy cơ bệnh tật cho tôm. Việc cho tôm ăn theo quy tắc nghiêm ngặt trong giai đoạn thích hợp sẽ giúp tăng trưởng tốt nhất.
- Quản lý lượng thức ăn
Cần xác định lượng thức ăn phù hợp với số lượng tôm trong ao, từ đó điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu tăng trưởng hàng ngày của tôm.
- Chất lượng thức ăn
Sử dụng thức ăn chất lượng cao, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng và không gây ô nhiễm môi trường ao nuôi.
Tôm thẻ có thể đồng đều về kích thước hoặc ngược lại
- Chế độ cho ăn hợp lý
Điều chỉnh chế độ cho ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, từ thời kỳ mới thả tôm đến giai đoạn tôm lớn.
- Cách cho ăn đúng
Trong quá trình nuôi, khi cho tôm ăn, nên rãi thức ăn đều khắp ao, tránh hiện tượng tôm khi đói di chuyển kiếm mồi, ăn thịt con mới lột xác.
- Cung cấp đầy đủ khoáng chất và vitamin
Bà con nên thường xuyên sử dụng khoáng giúp tôm có đầy đủ khoáng chất kích thích quá trình lột vỏ đồng loạt, mau cứng vỏ hơn. Ngoài ra cần bổ sung thêm các vitamin giúp tôm hạn chết còi cọc, phát triển đồng điều về kích thước.
Qua các nguyên nhân trên cũng như các cách thức giúp hạn chế hiên tượng tôm ăn thịt lẫn nhau trong ao nuôi có thể giúp bà con nuôi tôm giải quyết được vấn đề này ở ao của mình. Bà con lưu ý thêm rằng hiện tượng này thường xuất hiện vào ban đêm, vì vậy nên quan sát ao nuôi thường xuyên để có thể nắm rõ được tình trạng tôm trong ao. Chúc bà con một vụ bội thu!