Hiệu quả từ mô hình nuôi tôm càng xanh trên đất lúa

Mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa là mô hình vừa mang tính thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa góp phần cho các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững, thân thiện môi trường.

tôm càng xanh
Nông dân thu hoạch tôm càng xanh. Ảnh: Lê Sen - TTXVN

Trước bối cảnh tác động mạnh mẽ của biến đổi khí hậu, đòi hỏi các mô hình sản xuất nông nghiệp phải có các biện pháp thích ứng nhanh để giảm thiểu rủi ro, duy trì các hoạt động sản xuất; trong đó, nuôi tôm càng xanh xen canh trong ruộng lúa được các ngành chuyên môn là hiệu quả và mang tính điển hình.

Chỉ tính riêng trong năm 2019, toàn tỉnh Cà Mau có khoảng 18.300 ha nuôi tôm càng xanh trên ruộng lúa, tăng 2,7% so với năm 2018. Diện tích nuôi tập trung chủ yếu ở các huyện Thới Bình, U Minh, Trần Văn Thời, Cái Nước và thành phố Cà Mau.

Theo đó, năng suất tôm đạt gần 250 kg/ha, lúa đạt trên 4,3 tấn/ha. Theo tính toán sơ bộ, chi phí bình quân cho sản xuất 1 ha từ 5 – 10 triệu đồng, trong khi đó cho thu nhập bình quân đạt từ 25 – 30 triệu đồng, lợi nhuận bình quân đạt từ 15 – 20 triệu đồng.

Cà Mau là một trong các tỉnh tại Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích tôm càng xanh phân bố tự nhiên với sản lượng lớn. Bởi, Cà Mau không chỉ có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy sản mà còn là nơi tập trung nhiều hình thức nuôi tôm như: thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến, quảng canh kết hợp, tôm - lúa, tôm - rừng kết hợp. Trong đó, diện tích tôm - lúa khoảng 45.000 ha, tôm - rừng khoảng 30.000 ha.

Đặc biệt, tại các huyện vùng Bắc Cà Mau là khu vực có tiềm năng sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm. Theo ngành nông nghiệp tỉnh Cà Mau, tại những địa phương này, do môi trường trồng lúa phù hợp cho tôm càng xanh phát triển tốt, tăng trưởng nhanh, tôm nuôi chỉ sử dụng nguồn thức ăn tự nhiên hoặc bổ sung một ít thức ăn chế biến, nên hiệu quả kinh tế khá cao.

Sự kết hợp nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tạo ra sản phẩm tôm, lúa sạch. Việc cấy lúa trên đất nuôi tôm cải tạo môi trường nước, tạo thức ăn cho tôm nuôi và giảm mầm bệnh. Kết quả mô hình canh tác tôm - lúa kết hợp đã được người dân áp dụng và thu được những kết quả đáng ghi nhận.

Thực tế hiện nay, người dân rất quan tâm đến loại hình sản xuất này, mang lại lợi ích về kinh tế khá lớn và qua đó mang lại những giá trị về mặt xã hội như giải quyết việc làm, tận dụng thời gian nhàn rỗi lao động.

Tuy nhiên, hiện nay mô hình sản xuất này vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún, cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất còn yếu kém, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất, giá cả đầu ra không ổn định, đầu vào luôn biến động theo hướng bất lợi cho sản xuất. Đặc biệt, nguồn vốn và con giống còn yếu và thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu sản xuất của người dân.

Để khắc phục vấn đề này, ông Châu Công Bằng, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Cà Mau cho biết, nếu thực hiện tốt quy hoạch, đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, diện tích sản xuất tôm lúa trong tỉnh sẽ nâng lên trên 50.000 ha.

Bên cạnh thế mạnh về tôm nuôi, lĩnh vực sản xuất lúa của Cà Mau có những đặc điểm riêng so với các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Quan điểm của tỉnh không xem nặng về năng suất mà luôn quan tâm đến sản xuất sạch, hữu cơ. Qua khảo nghiệm thực tế cho thấy lúa, gạo của Cà Mau có hàm lượng dinh dưỡng cao, trong đó đặc biệt là lúa- tôm.

Ông Châu Công Bằng khẳng định thêm, mô hình nuôi tôm càng xanh kết hợp trồng lúa là mô hình vừa mang tính thích ứng với biến đổi khí hậu, vừa góp phần cho các giải pháp phát triển nông nghiệp xanh bền vững, thân thiện môi trường.

Mô hình sản xuất tôm càng xanh xen canh trên diện tích lúa sạch, an toàn, đã được khẳng định là mô hình sản xuất tạo ra sản phẩm sinh thái- hữu cơ, chất lượng, giá trị cao, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình kết hợp nhiều đối tượng, nâng cao giá trị trên cùng diện tích đất, không gây ô nhiễm môi trường, thích ứng biến đổi khí hậu.

TTXVN
Đăng ngày 12/11/2020
Huỳnh Anh
Nuôi trồng

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:36 20/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 10:24 20/12/2024

Đa dạng sinh học trong ao nuôi là gì?

Đa dạng sinh học trong nuôi tôm đề cập đến sự phong phú và cân bằng của các loài sinh vật sống trong ao, bao gồm tôm, cá, động thực vật phù du, vi sinh vật và các loài khác. Một hệ sinh thái ao có đa dạng sinh học cao sẽ có khả năng tự cân bằng, giảm thiểu các tác động tiêu cực từ môi trường bên ngoài và hỗ trợ sự phát triển của tôm nuôi.

Đa dạng sinh học
• 10:18 20/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 11:00 19/12/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 22:53 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 22:53 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:53 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:53 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:53 21/12/2024
Some text some message..