“Hoa tiêu” cá giống

Nhiều năm qua, anh Nguyễn Đức Chí luôn kiếm tìm những giống cá mới có chất lượng để cung cấp cho thị trường. Vì vậy mà các chủ đầm, chủ trang trại nuôi thuỷ sản nước ngọt thường gọi anh là “hoa tiêu” cá giống.

“Hoa tiêu” cá giống

Anh Nguyễn Đức Chí (phải) bán cá chép giống cho các chủ trang trại.

Đam mê ao, đầm

Thôn Ô Mễ (xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương) là vùng triều trũng. Năm 1994, thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa, chuyển đổi từ ruộng trũng sang mô hình nuôi thuỷ sản của địa phương, anh Chí mạnh dạn nhận 5ha ruộng trũng. “Để khu ruộng trũng ra hình hài khu ao nuôi cá, gia đình tôi phải mất 3 năm đào đắp. Có thời điểm, gia đình phải thuê cả trăm lao động đào đất đắp bờ bao, hình thành nên hệ thống 14 ao nuôi cá...”- anh Chí nhớ lại.

Bốn năm đầu sau khi chuyển đổi, anh nuôi cá thịt, sau khi trừ chi phí thấy lãi chẳng được bao nhiêu. Một trong những nguyên nhân là anh chưa chủ động được nguồn cá giống, hơn nữa chất lượng cá giống chưa tốt. Đó là động lực thôi thúc anh mày mò tìm kiếm các loại cá giống. Qua nhiều kênh thông tin, anh tìm đến các trung tâm giống cá nước ngọt ở các tỉnh miền Nam, miền Đông rồi sang cả Đài Loan (Trung Quốc), Philippines, Tiệp Khắc (cũ) để tìm hiểu và du nhập các giống cá nước ngọt có chất lượng cao.

Anh Chí tâm sự: “Tôi vốn thích nước từ nhỏ, sau này nuôi cá, đi đâu mà thấy đầm, hồ có vị thế đẹp là tôi cứ đứng ngắm mãi không chán...”. Nhiều khu đầm, ao, hồ rộng ở các tỉnh phía Bắc đều được anh Chí ghé thăm và đặt mối quan hệ hợp tác nuôi cá với các chủ đầm. Với việc thả nuôi các giống cá mới nhất, áp dụng kỹ thuật theo hướng dẫn, anh đã xây dựng và hình thành nên hệ thống chân rết nuôi các giống cá mới, chất lượng cao...

Đi trước, về đích trước

Với tính tự chủ cao, nhiều giống cá mà anh Chí du nhập, nuôi khảo nghiệm, chọn lọc và thuần hoá đã đi trước các cơ sở sản xuất giống của Nhà nước. “Từ năm 2001 đến 2008, giống cá rô phi đơn tính từ Đài Loan luôn đứng đầu bảng danh mục thả nuôi. Năm 2009, giống cá này nhường ngôi số 1 cho giống cá rô phi đơn tính nhập từ một tỉnh miền Nam Trung Quốc. Từ vụ thả nuôi đầu năm 2012, giống cá rô phi Đường Nghiệp (Trung Quốc) là số 1. Hiện nay, ở miền Bắc tôi là người đầu tiên có giống cá này”- anh Chí khẳng định.


Trang trại của anh Chí đang xuất bán cá chép Indonesia và cá rô phi Đường Nghiệp - 2 giống cá mới nhất hiện nay. Cá nhân, tổ chức, HTX, đơn vị có nhu cầu mua cá giống liên hệ địa chỉ: Anh Nguyễn Đức Chí - thôn Ô Mễ, xã Hưng Đạo, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương, điện thoại di động: 0912364716.

Bên cạnh rô phi đơn tính thì chim trắng, chép cũng là những giống cá chủ lực của trang trại anh Chí. Hiện nay, anh đang xuất bán dòng cá chép Indonesia. Anh Chí cho hay: “Để du nhập 1 giống cá, tôi phải đến tận nơi xem rồi mới quyết định”. Thường việc nhập cá, nuôi khảo nghiệm được anh làm hết sức cẩn trọng. Có giống nhập về nuôi rất thành công nhưng anh vẫn khuyến cáo bà con không nên nhân rộng, như giống cá nheo, cá bò Trung Quốc nuôi ở Việt Nam tăng trưởng rất tốt, nhưng thị trường tiêu thụ còn nhỏ.

Mặc dù rất muốn phủ kín nhanh việc thả nuôi các loại cá giống mới do mình khảo nghiệm, nhưng việc tiến hành xây dựng các điểm nuôi trình diễn, điểm đại lý vẫn được anh thực hiện rất cẩn trọng. “Phải đặt niềm tin vào những người có tâm huyết với nghề. Giả dụ, chỉ cần 1 người nào đó trộn giống cá trôi nổi vào lô cá giống mới thì uy tín sẽ mất và người thiệt hại nặng nhất là các hộ trực tiếp thả nuôi”- anh Chí lý giải.

Với những thành công trong “nghiệp” cá, anh Nguyễn Đức Chí vinh dự được mời về Hà Nội dự Hội nghị Nông dân sản xuất kinh doanh giỏi toàn quốc lần thứ IV.

 

Dân Việt
Đăng ngày 06/04/2012
Nguyễn Công
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 21:42 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 21:42 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 21:42 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 21:42 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 21:42 25/11/2024
Some text some message..