Hội chứng zoea 2 – Thách thức của các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng Litopenaeus vannamei

Nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển kéo theo mức độ thâm canh hóa và thương mại hóa tăng nhanh làm dịch bệnh dễ bùng phát. Dịch bệnh là thách thức lớn đối với các trại sản xuất tôm giống, đặc biệt các bệnh liên quan vi khuẩn có hại như bệnh phát sáng, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng đối với các trại giống (Austin and Zhang, 2006). Gần đây, nhiều trại sản xuất giống tôm thẻ trên thế giới, đặc biệt ở khu vực châu Á trong đó có nước ta đã gặp phải vấn đề về tỷ lệ sống thấp ở giai đoạn zoea 2 do sự suy yếu của ấu trùng trong quá trình lột xác.

Elanco
Bộ sản phẩm sử dụng trong trại sản xuất giống thủy sản của Elanco.

Hội chứng zoea 2 gây ra thiệt hại đáng kể cho các trại sản xuất nên các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu và phân tích để tìm ra các nguyên nhân liên quan. Và kết quả cho thấy tác nhân gây bệnh của hội chứng zoea 2 có liên quan tới Vibrio (Vandenberghe, J., et al., 1999). Các kết quả này được phân tích như sau:

Kết quả kiểm tra dưới kính hiển vi quang học

Kiểm tra ấu trùng zoea khỏe mạnh và bị nhiễm dưới kính hiển vi (sau 36 - 48 giờ của giai đoạn zoea 1). Zoea bình thường thể hiện sự vận động nhu động linh hoạt, ruột đầy thức ăn và có đuôi phân dài (Hình 1 A, C, E). Zoea bị nhiễm ít linh hoạt, rỗng ruột, vận động nhu động rất yếu và không có đuôi phân. Xoang ruột biểu hiện sự viêm (Hình 1 B, D, F, G và H). Về mặt mô học, gan tụy của zoea bình thường có các ống nhỏ nguyên vẹn với sự phát triển các tế bào B, F và E (Hình 2 A, B). Trong khi đó, gan tụy của zoea bị nhiễm thể hiện sự hoại tử nghiêm trọng và các tế bào biểu bì tách khỏi màng gốc của biểu mô ống nhỏ ở gan tụy (Hình 2 C, D). Các mặt cắt mô học theo chiều dọc của ruột thể hiện sự phình to (Hình 3 E, F), không bào hóa ở các tế bào biểu mô hình trụ (Hình 3 C, D, E), tách rời của màng trong ruột (Hình 4D, E) và bong tróc của các tế bào biểu mô khỏi màng gốc của biểu mô được tích tụ trong xoang ruột (Hình 3 D, E, F) so với zoea bình thường không có những bất thường (Hình 3 A, B).

ấu trùng tôm thẻ
Hình 1. Quan sát dưới kinh hiển vi quang học ấu trùng bình thường và bị hội chứng Zoea 2.

A – Zoea bình thường có ruột đầy và các sợi phân (FS); B – Zoea bị nhiễm có ruột rỗng và không có đuôi phân; C& E – Zoea có ruột đầy (FG) và không có bất thường, D, F, G –Zoea nhiễm bệnh có ruột rỗng (EG) và có sự viêm (INF) giống như gãy vỡ lớp biểu bì ruột; H- Zoea nhiễm bệnh biểu hiện bị bong tróc của tế bào biểu bì dưới dạng các quả cầu trắng (WB) (Sathish Kumar, T và CTV, 2017).

mô học gan tụy
Hình 2. Mô học của gan tụy (các mặt cắt dọc)

A & B – Gan tụy bình thường của zoea thể hiện các thùy còn nguyên với sự phát triển của tế bào B, tế bào F và tế bào E; C – Gan tụy của zoea bị nhiễm thể hiện sự không bào hóa (V), hoại tử nghiêm trọng và bong tróc của tế bào B và tế bào E; D - Gan tụy của zoea bị nhiễm thể hiện sự hoại tử nghiêm trọng, lớp biểu mô ống nhỏ rời ra đáng kể (mũi tên đỏ) và bị cắt cụt, bong tróc và tách rời tế bào biểu mô khỏi màng gốc trong xoang. E- tế bào E (các tế bào phôi); B- tế bào B, F- tế bào F, V – sự không bào hóa. (Sathish Kumar, T. et al, 2017).

mô học ruột
Hình 3. Mô học của ruột (những lát cắt dọc)

A&B – Biểu mô ruột của zoea bình thường có các tế bào biểu mô bình thường nguyên vẹn; C, D & E- Các tế bào biểu mô bị phình to, sự không bào hóa ở biểu mô ruột, màng bao trong ruột phân rã đáng kể (mũi tên đỏ) và sự bong tróc của tế bào biểu mô (mũi tên đen) của ấu trùng bị hội chứng trong xoang ruột; F – Biểu mô ruột được lưu ý với các tế bào biểu mô (vòng tròn) bị bong tróc và tích tụ trong xoang ruột sau của zoea bị hội chứng. LUM – Xoang ruột, EC- Tế bào biểu mô, PM – Màng bao (trong) ruột, BM – Màng gốc, V- Sự không bào hóa, HP – Gan tụy. (Sathish Kumar, T và cộng tác viên, 2017). 

Kết quả kiểm tra dưới kính hiển vi điện tử

Những nghiên cứu siêu cấu trúc tiết lộ sự bong tróc của các lông nhung mịn từ các tế bào biểu mô ở các ống nhỏ gan tụy (Hình 4 B) so với gan tụy bình thường có các lông nhung mịn nguyên vẹn (Hình 4 A). Tương tự, ruột của zoea bị nhiễm thể hiện sự rã ra và bong tróc của màng ruột trong, sự hoại tử, sự bóc tách ra của tế bào biểu mô khỏi màng gốc ở biều mô ruột (Hình 4 D) so với ruột bình thường có biểu mô nguyên vẹn (Hình 4 C). Không có phần tử nào giống như virus được ghi nhận trong các lát cắt được quan sát siêu hiển vi. 

hội chứng Zoea 2
Hình 4. Ấu trùng nhiễm hội chứng Zoea 2 được quan sát dưới kính hiển vi

A – Biểu mô ống gan tụy bình thường thể hiện các lông nhung mịn bình thường; B – Tế bào biểu mô gan tụy bị nhiễm thể hiện sự bong tróc của các lông nhung mịn ở ấu trùng bị nhiễm; C – Biểu mô ruột còn nguyên có tế bào biểu mô bình thường; D - Biểu mô ruột bị nhiễm thể hiện sự bong tróc của màng ruột trong và sự bóc tách của các tế bào biểu mô khỏi màng gốc. MV- Lông nhung mịn; PM – Màng ruột trong; BM – Màng gốc; EC- Các tế bào biểu mô; LUM – Xoang ruột. (Sathish Kumar, T. và cộng sự 2017). 

Từ các kết quả trên và thông qua các lập luận, Sathish Kumar và các cộng sự (2017) đã lý giải sự xuất hiện và nguyên nhân của hội chứng zoea 2 như sau:

- Diễn tiến của hội chứng zoea 2: Giai đoạn quan trọng nhất trong ương nuôi ấu trùng là nauplii 6 – Zoea 1. Tại giai đoạn zoea 1, ấu trùng zoea bắt đầu ăn ngoài, chủ yếu là tảo. Những ấu trùng zoea khỏe ăn chủ động và có ruột đầy mà không có sự bất thường nào. Sau 36 - 48 giờ của zoea 1, ấu trùng đột ngột ngừng ăn và phát triển những cái bất thường có tính hệ thống và bắt đầu hao.

- Những thay đổi bệnh học cơ bản trong hệ thống tiêu hóa và các cơ quan liên quan, cụ thể là tuyến gan tụy và ruột có sự suy yếu trong việc hấp thụ dưỡng chất. Dẫn đến các hoạt động suy giảm, lột xác bị chậm lại và tử vong ở những ấu trùng bị nhiễm hội chứng zoea 2. Tương tụ như báo cáo ở ấu trùng Exopalaemon carinicauda (Zhang et al., 2015), khi bị thiếu ăn đã ảnh hưởng đáng kể đến sinh trưởng, tỷ lệ sống và sự phát triển. Sự bong tróc của các tế bào nhung mịn và biểu bì ở gan tụy, sự viêm và tróc các tế bào biểu bì ở biểu bì ruột đã chỉ rõ một quá trình mô học cơ bản trong suốt hội chứng zoea 2.

- Kết quả PCR đã không phát hiện sự hiện diện của bất kỳ tác nhân gây bệnh nào liên quan đến virus (DNA và RNA) ở những ấu trùng zoea bị nhiễm. 

- Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng hội chứng zoea 2 có khả năng do cộng dồn của các tác nhân tích tụ trong các bể ương nuôi ấu trùng trong suốt quá trình sản xuất, ngay cả khi các yếu tố chất lượng nước và việc quản lý là đồng nhất và không đổi. Một vấn đề khác cũng được ghi nhận trong nghiên cứu này là khử trùng chưa đúng cách trong và giữa các chu kỳ ương nuôi, và việc thiếu các khu sản xuất riêng biệt có thể gây nhiễm chéo và xuất hiện hội chứng zoea 2. 

Nghiên cứu này đã cho thấy hội chứng zoea 2 ở các trại sản xuất giống tôm thẻ chân trắng L. vannamei không phải do các tác nhân gây nhiễm đã biết. Tóm lại, từ các nghiên cứu trên tôm thẻ chân trắng trước đây và một số trao đổi gần đây trong nước, nguyên nhân chính dẫn đến hội chứng zoea 2 của ấu trùng tôm thẻ chân trắng vẫn chưa rõ ràng. Tuy nhiên, có thể thấy: hội chứng zoea 2 có khả năng do các điều kiện tích tụ trong các bể ương nuôi ấu trùng gây ra và V. alginolyticus có thể là tác nhân gây bệnh cơ hội. Do đó, một sự khảo cứu đa chiều mang tính tổng hợp, liên quan các yếu tố sinh lý bên trong cơ thể ấu trùng zoea cũng như quan hệ nhân – quả với chất lượng đàn tôm bố mẹ của chúng có thể hữu ích trong việc hiểu rõ nguyên nhân của sự suy yếu của hệ thống tiêu hóa ở ấu trùng zoea và vai trò của các tác nhân gây bệnh cơ hội.

phylavive

Chính vì vậy, hạn chế tối đa Vibrio ở giai đoạn Zoea 1 một trong giải pháp cho hội chứng Zoea 2. Hiểu được nhu cầu này, Công ty TNHH Elanco Việt Nam đã phân phối sản phẩm tảo đông khô Prolan™ Phylavive™- một sản phẩm chưa đầy đủ dinh dưỡng cho ấu trùng Zoea, với kích thước phù hợp cho ấu trùng và đặc biệt hoàn toàn không nhiễm Vibrio và các tác nhân gây bệnh khác.

Các trại sản xuất giống khi sử dụng Prolan™ Phylavive™ ở giai đoạn Zoea 1 đang phản hồi tích cực về hiệu quả của sản phẩm: ấu trùng phát triển tốt, gan tụy có nhiều giọt lipid, tỷ lệ sống ở giai đoạn này cao hơn so với tảo tươi và có thể dùng cả cữ đêm.

Ngoài sản phẩm tảo đông khô Prolan™ Phylavive™, Công ty TNHH Elanco Việt Nam có đầy đủ sản phẩm xử lý nước và chăm sóc sức khỏe cho ấu trùng. Sản phẩm sát trùng Aquasept® A, Virkon™ A, Deocare® A giúp xử lý nước nhanh và hiệu quả. Complex Iodine Solution là sản phẩm tối ưu trong việc sát trùng, tắm đàn tôm nuôi hay rửa naup. Bên cạnh đó, bộ sản phẩm ProteAQ™ Stomi® ProteAQ™  MineralFix cung cấp đủ các khoáng thiết yếu, nâng kiềm nhanh chóng cho nước sử dụng. Các sản phẩm hỗ trợ sức khỏe cho ấu trùng như Aqua C®, Mivisol®, Coforta® A, Growmix® Shrimp, Supastock® ….. cung cấp các dưỡng chất cần thiết cho đàn tôm nuôi, giúp tôm bố mẹ nhanh thành thục, ấu trùng tôm tăng sức miễn dịch, sức khỏe tốt và phát triển nhanh Để biết thêm thông tin về sản phẩm tảo đông khô Prolan™ Phylavive™, xin vui lòng liên hệ với Công ty TNHH Elanco Việt Nam, theo hotline 1800 556 808.

Elanco Việt Nam

Đăng ngày 27/12/2021
Elanco Animal Health Vietnam
Doanh nghiệp

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 08:00 21/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 14:00 19/12/2024

Top 6 doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ đóng hộp hàng đầu Việt Nam

Cá ngừ đóng hộp Việt Nam đang chinh phục thị trường quốc tế, đặc biệt là Mỹ - nơi chiếm 36% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với sự phát triển vượt bậc trong những năm qua, ngành cá ngừ đóng hộp không chỉ góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu mà còn nâng cao vị thế thương hiệu thủy sản Việt Nam.

Cá ngừ đóng hộp
• 09:36 19/12/2024

VietShrimp 2025: Những vấn đề nóng hổi ngành tôm Việt Nam trên bàn Hội thảo

“Xanh hóa vùng nuôi” sẽ là chủ đề chính, xuyên suốt tại kỳ Hội chợ VietShrimp 2025. Hội chợ quy tụ những doanh nghiệp hàng đầu của ngành tôm Việt Nam – mang tới các giải pháp công nghệ tiên tiến, những mô hình nuôi hiện đại nhằm đẩy nhanh quá trình xanh hóa vùng nuôi tôm.

Vietshrimp 2025
• 09:52 13/12/2024

Chlorine Aqua-ORG - Giải pháp tiên tiến vượt trội, lựa chọn hàng đầu trong nuôi trồng thuỷ sản

Trong nuôi trồng thủy sản, đảm bảo chất lượng nước luôn sạch và ổn định chính là chìa khóa giúp tôm, cá tăng trưởng nhanh, khỏe mạnh, đem lại năng suất cao.

Chlorine Aqua-ORG
• 19:03 19/12/2024

Hiệu quả của mô hình nuôi cá hữu cơ hiện nay

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản đang đối mặt với nhiều thách thức, mô hình nuôi cá hữu cơ đang nổi lên như một hướng đi bền vững, mang lại nhiều hiệu quả to lớn cho người nuôi trồng và người tiêu dùng. Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu chi tiết về những lợi ích và đóng góp mà mô hình này mang lại.

Nuôi cá hữu cơ
• 19:03 19/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 19:03 19/12/2024

Điểm danh các loài cá cảnh đắt tiền và quý hiếm

Nuôi cá cảnh không chỉ là thú vui giải trí mà còn là một cách thể hiện phong cách sống, sự tinh tế và đẳng cấp của người chơi.

Cá cảnh
• 19:03 19/12/2024

Điều kiện tự nhiên thuận lợi để nuôi cá tầm lấy trứng ở nước ta

Cá tầm, một loài cá quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, đặc biệt với sản phẩm trứng cá tầm (caviar), được coi là một trong những thực phẩm xa xỉ bậc nhất thế giới. Tại Việt Nam, nhờ điều kiện tự nhiên lý tưởng, ngành nuôi cá tầm lấy trứng đang dần trở thành một hướng đi triển vọng trong lĩnh vực thủy sản.

Trứng cá tầm
• 19:03 19/12/2024
Some text some message..