Khánh Hòa có 24 cơ sở sản xuất tôm sú giống

in vắn thủy sản trong tuần 11 năm 2019 bao gồm: Tuy Phước: Thả tôm giống cho hơn 616 ha đìa nuôi; Toàn tỉnh Khánh Hòa có 565ha nuôi cá nước ngọt; Khánh Hòa có 24 cơ sở sản xuất tôm sú giống.

Khánh Hòa có 24 cơ sở sản xuất tôm sú giống
Sản xuất tôm giống ở Khánh Hòa
Tuy Phước: Thả tôm giống cho hơn 616 ha đìa nuôi

Ngày 11.3, Phòng NN&PTNT huyện Tuy Phước, cho biết: đến thời điểm này bà con ngư dân ở 4 xã khu đông trên địa bàn huyện đã thả giống hơn 616 ha diện tích nuôi tôm, đạt tỷ lệ 63,4% diện tích nuôi vụ 1 năm 2019. Trong đó, có 44,3 ha nuôi tôm thẻ chân trắng theo hình thức bán thâm canh, thâm canh và 572 ha nuôi tôm sú theo hình thức quảng canh cải tiến. Số diện tích còn lại đang được chuẩn bị để thả giống theo đúng lịch thời vụ.

Toàn tỉnh Khánh Hòa có 565ha nuôi cá nước ngọt

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh Khánh Hòa có 565ha nuôi thủy sản nước ngọt, tăng hơn 100ha so với đầu năm 2018. Diện tích nuôi tập trung chủ yếu tại các ao hồ nhỏ của hộ gia đình hoặc trên các mặt nước thuộc các công trình thủy lợi ở các địa phương: Vạn Ninh, Ninh Hòa, Diên Khánh, Cam Lâm, Cam Ranh... Các loài cá được nông dân chọn nuôi chủ yếu là: mè, trôi, trắm, chép, rô phi đơn tính...

Sản lượng cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh không cao, năm 2018 chỉ đạt 206 tấn, chủ yếu phục vụ tiêu thụ trong tỉnh và khu vực Tây Nguyên. Hiện nay, quy mô nuôi cá nước ngọt của tỉnh còn nhỏ, sản lượng cá thương phẩm chưa đáp ứng được nhu cầu chế biến công nghiệp.

Khánh Hòa có 24 cơ sở sản xuất tôm sú giống

Theo thống kê của Chi cục Thủy sản, đến đầu năm 2019, trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa có 24 cơ sở sản xuất tôm sú giống, trong đó nhiều nhất là TP. Cam Ranh với 20 cơ sở; thị xã Ninh Hòa và TP. Nha Trang mỗi địa phương có 2 cơ sở. Mỗi năm, các cơ sở có thể sản xuất được hơn 650 triệu con tôm sú giống. Ngoài phục vụ nhu cầu trong tỉnh, phần lớn tôm sú giống được xuất đi các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, trong đó 90% xuất đi Cà Mau. Ngoài ra, toàn tỉnh có gần 500ha ao đìa nuôi nuôi tôm sú thương phẩm, sản lượng thu hoạch năm 2018 đạt 316 tấn.

Đăng ngày 12/03/2019
TH
Tổng hợp

Các loài sinh vật sống ở thác nước: Đặc điểm và vai trò trong hệ sinh thái

Thác nước không chỉ là một kỳ quan thiên nhiên hùng vĩ mà còn là môi trường sống phong phú của nhiều loài sinh vật đặc biệt.

Cá hồi
• 10:52 15/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 09:00 10/10/2024

Loài tảo biển mới đặc hữu của Việt Nam

Các chuyên gia của Việt Nam và Nga đã phát hiện và mô tả một loài tảo mới thuộc chi Mallomonas, phân ngành Ouradiotae (Chrysophyceae, Synurales) dựa trên các mẫu vật thu thập được từ sáu địa điểm thuộc bốn tỉnh của Việt Nam.

Mallomonas doanii sp. nov.
• 10:35 07/10/2024

Cá ngọc trai và chiếc “hầm trú ẩn” lạ kỳ

Thế giới đại dương không chỉ là phần không gian bí ẩn đối với con người mà những sinh vật biển với sở thích, tập tính quái dị cũng thu hút chúng ta tìm hiểu không kém. Chẳng hạn như câu chuyện “cộng sinh” kỳ lạ giữa cá ngọc trai và hải sâm dưới đây.

Cá ngọc trai
• 10:03 04/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 14:44 18/10/2024

Biết kháng sinh gây hại nhưng người nuôi vẫn bất chấp?

Việc người nuôi tôm hiện nay vẫn bất chấp sử dụng kháng sinh mặc dù biết rõ tác hại đã trở thành vấn đề nhức nhối. Kháng sinh, dù mang lại hiệu quả tạm thời trong việc điều trị bệnh, nhưng hệ quả lâu dài lại vô cùng tiêu cực. Không chỉ gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, tôm nhiễm kháng sinh còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành nuôi tôm, khiến giá trị kinh tế giảm sút và cản trở sự phát triển bền vững. Tại sao người nuôi lại biết rõ những rủi ro nhưng vẫn tiếp tục hành vi này?

Kháng sinh
• 14:44 18/10/2024

Nhìn bọt có thể đoán được môi trường ao nuôi đang tốt hay xấu hay không?

Nhìn vào hiện tượng bọt trong ao nuôi tôm có thể cung cấp một số thông tin hữu ích về tình trạng môi trường nước, từ đó giúp người nuôi đánh giá xem môi trường ao đang ở trạng thái tốt hay xấu. Tuy nhiên, việc đánh giá này cần phải dựa vào các quan sát kỹ lưỡng và kết hợp với các yếu tố khác, vì hiện tượng bọt có thể do nhiều nguyên nhân gây ra.

Bọt ao nuôi
• 14:44 18/10/2024

Thuật ngữ “chống bán phá giá” trong xuất khẩu tôm

Vào tháng 10 năm 2023, quan hệ xuất khẩu tôm giữa Indonesia và Hoa Kỳ đã trải qua căng thẳng do cáo buộc vi phạm chống bán phá giá do Hoa Kỳ đưa ra. Không chỉ Indonesia, cáo buộc này cũng ảnh hưởng đến các quốc gia khác như Ecuador, Việt Nam và Ấn Độ. Vậy, thuật ngữ chống bán phá giá trong xuất khẩu tôm chính xác là gì?

Tôm thẻ
• 14:44 18/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 14:44 18/10/2024
Some text some message..