Khó khăn chồng chất, cần hỗ trợ cho người nuôi tôm

Những tháng đầu năm 2012, dịch bệnh hoành hành, chi phí đầu vào tăng cao, giá tôm nguyên liệu giảm mạnh, thiếu vốn sản xuất là những khó khăn mà người nuôi tôm phải đối mặt. Do đó, để nghề nuôi tôm phát triển bền vững rất cần sự quan tâm, hỗ trợ của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương.

nguoi nuoi tom
Ao nuôi tôm ở xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông

Dịch bệnh hoành hành

Theo Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang, trong những tháng đầu năm 2012, tình hình dịch bệnh trên tôm sú và tôm chân trắng trên địa bàn tỉnh diễn biến phức tạp. Tính đến thời điểm này, toàn tỉnh đã có 826,08 ha tôm nuôi thâm canh và bán thâm canh (TC-BTC) với 514,96 triệu tôm giống bị thiệt hại, chiếm 31,5% diện tích nuôi tôm theo hình thức TC-BTC, trong đó phần lớn tôm bị hội chứng hoại tử gan tụy.

Đáng chú ý, tại huyện Tân Phú Đông (địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất tỉnh) có đến 432,79 ha với 293,28 triệu tôm giống bị thiệt hại, chiếm 53,09% diện tích nuôi tôm theo hình thức TC-BTC.

Tại các buổi hội thảo về tình hình dịch bệnh trên tôm trong thời gian qua, các nhà khoa học chỉ đưa ra 3 nhóm nguyên nhân khiến tôm chết như: môi trường ô nhiễm nặng, chất lượng tôm giống kém và ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhưng tác nhân chính gây ra hội chứng hoại tử gan tụy trên tôm vẫn chưa được xác định, gây khó khăn cho công tác phòng, chống dịch bệnh tại địa phương.

Bên cạnh đó, do ảnh hưởng dịch bệnh trên tôm, nhiều người nuôi tôm bị thua lỗ trong những năm trước thiếu vốn sản xuất. Người nuôi tôm càng khó khăn hơn khi những năm gần đây ngân hàng gần như “đóng cửa” đối với người nuôi tôm, nhất là những hộ gặp khó khăn nên nông dân không có điều kiện tiếp tục nuôi tôm hoặc không đủ vốn đầu tư đầy đủ trang thiết bị tại cơ sở nuôi. Điều này khiến rủi ro trong nuôi tôm càng cao, dẫn đến nợ nần càng lún sâu, nợ ngân hàng thành nợ khó đòi.

Người nuôi lỗ nặng

Năm 2011, mặc dù dịch bệnh trên tôm cũng gây nhiều khó khăn cho bà con nông dân nhưng đa số người nuôi tôm đều có lãi lớn do giá tôm ở mức rất cao.

Nhiều bà con nuôi tôm cho biết, năm ngoái chỉ cần tôm sú vượt qua 2,5 tháng tuổi (vụ nuôi khoảng 4 tháng), tôm chân trắng vượt qua 1,5 tháng tuổi (vụ nuôi khoảng 2,5-3 tháng) là người nuôi đã hòa vốn, thậm chí đã có lãi đối với những trường hợp tôm lớn nhanh.

Còn nếu may mắn, bà con nào nuôi tôm về đích (tôm đến cỡ thu hoạch) thì lợi nhuận rất cao, mỗi vụ tôm sú có thể lãi trên 500 triệu đồng/ha và tôm chân trắng có thể lãi trên 300 triệu đồng/ha.

Tuy nhiên, thời điểm này, tôm nuôi bị bệnh phải thu hoạch giữa chừng bị lỗ là chuyện bình thường. Điều đáng nói là tôm về đích vẫn không có lãi bao nhiêu bên cạnh một số ít hộ hòa vốn do chi phí nuôi tôm liên tục tăng, trong khi giá tôm xuống mức thấp “kỷ lục” trong 3 năm qua.

Theo báo giá của một số thương lái thu mua tôm, hiện tôm sú thương phẩm loại 40 con/kg được mua với giá 105-110 ngàn đồng/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 120-125 ngàn đồng/kg; tôm chân trắng loại 100 con/kg giá 70 ngàn đồng/kg.

Theo tính toán của người nuôi, so với mức giá cao nhất năm 2011, mỗi ký tôm sú giá đã giảm tới 50% (giảm 100 - 120 ngàn đồng/kg), mỗi ký tôm chân trắng giảm 30% (giảm 30 ngàn đồng/kg). Trong khi đó, giá thành để nuôi được một ký tôm sú thương phẩm loại 30-40 con/kg, nông dân phải bỏ ra hơn 100 ngàn đồng (tăng hơn 20 ngàn đồng/kg) và trên 75 ngàn đồng/kg đối với tôm chân trắng (tăng hơn 15 ngàn đồng/kg).

Vì vậy, với giá tôm hiện tại, sau khi trừ chi phí xong người nuôi tôm chỉ huề vốn hoặc có lãi nhưng thấp hơn lãi suất ngân hàng.

Trong những tháng cuối năm, đà giảm giá tôm thương phẩm có thể sẽ chững lại do nhu cầu tiêu thụ của các nước nhập khẩu tôm cuối năm tăng cao, nhưng giá tôm khó có thể đảo chiều tăng mạnh, bởi nguồn cung tôm nguyên liệu thế giới năm nay tăng cao hơn các năm trước.

Theo dự báo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), năm 2012 sản lượng tôm chân trắng của Ấn Độ sẽ tăng 30% so với năm 2011, đạt khoảng 100 ngàn tấn; sản lượng tôm chân trắng của Indonesia cũng được dự báo tăng cao.

Nghề nuôi tôm tại Thái Lan, một số nước ở châu Á và Trung, Nam Mỹ cũng được dự báo trúng lớn trong năm 2012 với sản lượng tôm sẽ tăng từ 10-20% so với năm trước.

Cần có chính sách hỗ trợ

Theo Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang, nghề nuôi tôm ở địa phương cũng gặp phải một số khó khăn khác như: điều kiện cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng tôm giống xấu, giá nguyên liệu đầu vào nuôi tôm (thức ăn, hóa chất, con giống…) liên tục tăng, môi trường nuôi tôm bị ô nhiễm…

Do đó, để nghề nuôi tôm ở Tiền Giang cùng các tỉnh ĐBSCL phát triển ổn định và bền vững, ông Phan Hữu Hội, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá tỉnh Tiền Giang đề xuất: Các viện, trường cần nghiên cứu, sớm tìm ra tác nhân chính gây ra dịch bệnh trên tôm, từ đó có biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhằm giảm rủi ro dịch bệnh cho người nuôi tôm. Chính phủ có chính sách khoanh nợ, giản nợ, cho người nuôi tôm vay vốn với lãi suất ưu đãi để vực dạy nghề nuôi tôm tương tự như đối với con cá tra.

Cơ quan chức năng Trung ương cần có sự quan tâm, đầu tư, hỗ trợ địa phương xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng chuyên biệt phục vụ cho nghề nuôi tôm; có giải pháp kiểm soát giá các nguyên, vật liệu đầu vào nuôi thủy sản, tránh tình trạng liên tục tăng giá như trong thời gian qua, đặc biệt có biện pháp phát huy hiệu quả chính sách bình ổn giá thức ăn chăn nuôi.

Tổng cục Thủy sản cần tăng cường giám sát điều kiện sản xuất, kinh doanh tôm giống, chất lượng tôm bố mẹ; có biện pháp kiểm tra, kiểm soát hiệu quả chất lượng tôm giống được sản xuất tại các tỉnh sản xuất tôm giống trọng điểm, nhằm nâng cao chất lượng giống, tăng hiệu quả nuôi.

Ấp Bắc
Đăng ngày 14/09/2012
Nuôi trồng
Bình luận
avatar

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 10:09 06/09/2024

Hành vi bất thường của tôm: Nhận biết, nguyên nhân và giải pháp

Hành vi bất thường của tôm có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm về các vấn đề sức khỏe hoặc điều kiện ao nuôi không phù hợp. Dưới đây là các hành vi bất thường thường gặp ở tôm, cùng với biểu hiện, nguyên nhân, và giải pháp cụ thể để người nuôi có thể nhận diện và xử lý kịp thời.

Tôm thẻ
• 09:39 06/09/2024

Nâng tầm thú vui với công nghệ và thiết bị mới trong nuôi cá cảnh

Thú vui nuôi cá cảnh không chỉ đơn thuần là một sở thích mà còn là một nghệ thuật giúp mang lại sự thư giãn, giảm căng thẳng và tạo không gian xanh mát trong ngôi nhà của bạn.

Cá cảnh
• 10:04 05/09/2024

Thực hiện “3 không” trong nuôi tôm để tránh lây nhiễm mầm bệnh

Việc thực hiện nghiêm túc "ba không" trong nuôi tôm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để ngăn chặn sự lây lan của mầm bệnh, đảm bảo sức khỏe cho tôm và nâng cao hiệu quả sản xuất.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:42 05/09/2024

Cà Mau tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho hàng trăm người

Vừa qua, Chi cục Thủy sản tỉnh Cà Mau phối hợp với Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ tổ chức tập huấn nuôi tôm công nghệ cao cho 120 người ở các doanh nghiệp, hợp tác xã và gia đình đang nuôi tôm thâm canh, siêu thâm canh trong tỉnh.

Thu tôm
• 09:02 08/09/2024

Bình Định tăng cường các biện pháp chống khai thác IUU

Mặc dù tỉnh Bình Định đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp nhằm gỡ “thẻ vàng” của Ủy ban châu Âu (EC), nhưng sau 7 năm, tình trạng ngư dân vi phạm khai thác bất hợp pháp tại vùng biển nước ngoài vẫn chưa chấm dứt.

Tàu thuyền
• 09:02 08/09/2024

Việt Nam có đang đối mặt với nhiều thách thức trong nuôi trồng thủy sản?

Ngành nuôi trồng thủy sản của Việt Nam được coi là một trong những trụ cột kinh tế quan trọng. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành này cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề phức tạp về môi trường, quản lý và cạnh tranh quốc tế,...

Nuôi trồng thủy sản
• 09:02 08/09/2024

Cá mập yêu tinh: Chuyên gia sống đời “ẩn danh”

Trong họ cá mập có ghi danh một loài cá được gọi là cá mập yêu tinh mà theo ghi nhận của nhiều nhà khoa học thì số lần chúng xuất hiện vô cùng ít ỏi. Điều bất ngờ là dù nằm trong họ cá mập, nhưng chúng lại có ngoại hình khác xa với những anh em của mình.

Cá mập yêu tinh
• 09:02 08/09/2024

Giá thủy sản sau lễ Quốc Khánh có còn tăng cao?

Vào dịp lễ Quốc khánh 2/9, thị trường thủy sản tại Việt Nam trở nên sôi động khi nhu cầu tiêu thụ thủy sản tăng mạnh. Đây là thời điểm người dân chuẩn bị cho các bữa ăn gia đình sum họp, nên giá cả của nhiều loại thủy sản cũng có sự biến động đáng kể.

Hải sản
• 09:02 08/09/2024
Some text some message..