Ký sinh trùng mới - mối đe dọa của loài trai khổng lồ ở Địa Trung Hải

Một loài ký sinh trùng mới phát hiện gần đây đang là mối đe dọa đến sự tuyệt chủng của loài trai Pinna.

Ký sinh trùng mới - mối đe dọa của loài trai khổng lồ ở Địa Trung Hải
Loài trai khổng lồ biển Địa Trung Hải. Ảnh: skaphandrus/ của Arnaud Abadie

Loài trai lớn nhất ở Địa Trung Hải có thể phát triển dài hơn một mét . Chúng được sử dụng làm thực phẩm và là một trong những nguyên liệu hiếm nhất thế giới. Loài Pinna nobilis đã nằm trong danh sách các loài được bảo vệ của Liên minh châu Âu trong nhiều thập niên vì bị khai thác quá mức, sự ô nhiễm và phá hủy môi trường sống tự nhiên của chúng, có nghĩa là bất kỳ hoạt động đánh bắt nào cũng đều bị cấm. Nhưng lệnh cấm thường được thực thi kém hiệu quả.

Loài trai này có tuổi thọ hàng chục năm và chúng mất nhiều năm để đạt đến tuổi sinh sản, tuy nhiên chúng đã bị giết chết nhanh hơn tốc độ sinh sản. Do đó sự lây lan của ký sinh trùng siêu nhỏ, lần đầu tiên xuất hiện ở phía tây Địa Trung Hải vào cuối năm 2016 và được xác định là một loài mới, mang tính báo động với các chuyên gia.

Cách thức ký sinh trùng tiêu diệt loài trai không hoàn toàn rõ ràng, mặc dù các nhà khoa học đã phát hiện ra nó tấn công hệ tiêu hóa của loài trai. Các con trai bị nhiễm bệnh cũng không thể đóng vỏ của nó, làm mất khả năng phòng thủ của nó chống lại kẻ thù. Khi bị nhiễm bệnh, con trai chắc chắn sẽ chết.

Maria del Mar Otero thuộc Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế cho biết: “Trong vòng chưa đầy một năm, loại ký sinh trùng này đã xóa sổ quần thể trai của bờ biển Tây Ban Nha”.


Trai khổng lồ bị giết chết bởi ký sinh trùng. Ảnh: focus.it

Rất nhanh sau đó, các khu vực của Pháp, Malta, Tunisia và Ý đã bị ảnh hưởng. Các xét nghiệm xác nhận cùng một loại ký sinh trùng, Haplosporidium pinnae, gây nên tình trạng loài trai bị chết ở các vùng của Hy Lạp…

Các nhà khoa học hiện đang chạy đua để hiểu cách thức ký sinh trùng lây lan và vòng đời của nó - thông tin cần thiết cho một chương trình ngăn chặn dịch bệnh thành công. Một giả thuyết cho rằng nó có thể lan truyền qua thực vật phù du, nguồn thực phẩm của loài hai mảnh vỏ, nhưng không ai biết chắc chắn.

Pantelis Katharios, nhà nghiên cứu cao cấp tại Viện Sinh học biển, Công nghệ sinh học và Nuôi trồng thủy sản của Trung tâm nghiên cứu hàng hải Hellenic (HCMR), cho biết: “Chúng tôi không thể chắc chắn về bất cứ điều gì vào thời điểm này. Những gì chúng ta biết bây giờ là các con trai đang chết dần, nguyên nhân là loài ký sinh trùng này, và chúng ta biết rằng nó đang lây lan rất nhanh. Và đó sẽ là một vấn đề lớn cho sinh thái và sự cân bằng của hệ sinh thái ở Địa Trung Hải”.

Yiannis Issaris, nhà sinh thái học biển tại Viện Hải dương học của HCMR, bước đầu nhận thấy loài trai đang bị chết trên diện rộng ngoài khơi bờ biển Anavyssos, phía đông nam của Athens, vào giữa mùa hè. Ông nghi ngờ thủ phạm có thể là loài ký sinh trùng tiêu diệt loài trai ở Tây Ban Nha và thử nghiệm đã chứng minh điều này đúng.

Câu hỏi là làm thế nào để giải quyết dịch bệnh?

Issaris cho biết: “Điều này rất mới mẻ đối với cộng đồng khoa học. Chúng tôi vẫn đang ở giai đoạn ghi nhận các khu vực nó đã lan đến”. Ông lưu ý: Một số vùng của Hy Lạp vẫn có các quần thể động vật thân mềm khỏe mạnh, trong khi ở các khu vực khác chúng đã bị xóa sổ.

Issaris cho biết: Việc bảo vệ loài trai trong môi trường sống tự nhiên của nó - đáy biển cát hoặc đồng cỏ biển – có thể khó khăn hoặc không thể, đặc biệt là khi không biết ký sinh trùng lây lan như thế nào. 

Có một điều rõ ràng: Loài ký sinh trùng rất cầu kỳ trong việc lựa chọn nạn nhân của nó. Một loài tương tự nhỏ hơn, Pinna rudis, cũng tồn tại bên ngoài Địa Trung Hải, thì không bị ảnh hưởng.

Issaris cho biết: “Chúng tôi không biết nó đã xuất hiện như thế nào ở Địa Trung Hải ... Chúng tôi chỉ biết rằng nó gây ra cái chết chỉ đối với loài trai Pinna”.

Nhìn qua kính hiển vi ở mô của một con trai bị nhiễm bệnh trong văn phòng ở Crete, Katharios chỉ ra thủ phạm là loài ký sinh trùng nhỏ hình bầu dục xuất hiện khắp mẫu vật. Các nhà khoa học đang bối rối về lý do tại sao một sinh vật lại gây nguy hiểm đến chính loài mà nó phụ thuộc vào để tồn tại.

Katharios giải thích: “Thông thường ký sinh trùng trong tự nhiên không có lợi ích gì từ việc làm hại vật chủ, bởi vì chúng phụ thuộc vào vật chủ. Nhưng thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp những sự cố như thế này, nơi chúng ta ghi nhận hiện tượng loài chết với số lượng lớn”.

Đây có thể là một hiện tượng tự nhiên, trong đó ký sinh trùng cuối cùng sẽ bị xóa sổ cùng với vật chủ của nó. Một khả năng khác là nó có nguồn gốc từ một loài khác và vì lý do nào đó đã xâm nhập vào loài trai. Thứ ba là hệ thống miễn dịch của loài trai đã bị xâm phạm bởi các yếu tố như ô nhiễm, biến đổi khí hậu hoặc sự thay đổi nhiệt độ nước.

Theo phys.org
Đăng ngày 10/12/2018
HNN - TCTS
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền: Mối đe dọa đến sức khỏe tôm nuôi

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó luôn là vấn đề thách thức đối với người nuôi tôm bởi loại này gây tổn thất không hề nhỏ cho ao tôm, khiến tôm dễ mắc phải nhiều bệnh và làm ảnh hưởng đến năng suất vụ nuôi.

Nấm đồng tiền
• 10:18 26/02/2024

Một số loài ký sinh trùng phổ biến ở tôm

Trong quá trình nuôi tôm luôn gặp phải các trường hợp tôm nhiễm bệnh mà chết dần. Trong đó, ký sinh trùng là một trong những nguyên nhân gây ra, đặc biệt là các loài nội ký sinh trùng. Cùng tìm hiểu qua đặc điểm của những loài ký sinh trùng dưới đây nhé!

Tôm
• 09:56 22/02/2024

Không nên chủ quan với các bệnh đường ruột trên tôm

Với sự phát triển của ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là về tôm, việc thấu hiểu về đường ruột tôm mở ra cánh cửa cho những tiến bộ trong y học thủy sản và ứng dụng những công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong việc cải thiện sản xuất và chất lượng tôm nuôi.

Tôm thẻ
• 09:43 19/02/2024

Phòng bệnh trắng đuôi trên tôm càng xanh

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là loài tôm nước ngọt được nuôi ở nhiều nước trên thế giới nhờ tốc độ tăng trưởng nhanh và có giá trị kinh tế cao.

Tôm càng xanh
• 10:42 21/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 18:48 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 18:48 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:48 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 18:48 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 18:48 29/03/2024