Kỹ sư thủy sản bỏ việc để về quê khởi nghiệp nuôi ốc

Từng là một kỹ sư làm việc trong ngành thủy sản, sau nhiều năm làm việc ở các tỉnh thành phía Nam, anh Cường quyết định quay về quê nhà để khởi nghiệp với nghề nuôi ốc.

Anh Nguyễn Hùng Cường
Sau thời gian bôn ba khắp nơi, anh Cường quyết định quay về quê hương khởi nghiệp. Ảnh: Bá Cường

Mong muốn đóng góp cho quê nhà

Tốt nghiệp Trường Đại học Nông lâm (Đại học Huế), năm 2014 anh Nguyễn Hùng Cường (32 tuổi, xã Vạn Ninh, H.Quảng Ninh, Quảng Bình) khăn gói vào miền Nam lập nghiệp. Với tấm bằng kỹ sư thủy sản, anh đã bôn ba khắp các tỉnh thành phía Nam, làm việc tại các công ty, viện nghiên cứu về ngành thủy sản.

"Tôi từng có thời gian làm việc tại công ty thuốc, viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản ở Bạc Liêu và Nha Trang. Mức lương cao vẫn giúp tôi sống tốt suốt gần 8 năm ở trong đó, nhưng trong lòng vẫn luôn mong muốn làm một điều gì đó, góp phần phát triển ở quê nhà", anh Cường nói.

Trại nuôi ốc bươu đen

Một góc trang trại nuôi ốc bươu đen của anh Cường. Ảnh: Bá Cường

Khoảng thời gian này, anh Cường cũng tham gia nhiều dự án nuôi trồng, điển hình là nuôi tôm theo công nghệ sinh học ở Sóc Trăng. Cũng nhờ đó, nhiều ý tưởng để khởi nghiệp một mô hình nuôi trồng ở quê hương cũng hé lên trong đầu kỹ sư trẻ tuổi.

Năm 2017, anh Cường quay trở về quê hương, ban đầu anh làm công việc tạm thời tại một công ty sản xuất thuốc thủy sản. Thời gian này, anh nghiên cứu khí hậu, thổ nhưỡng cùng các loài thủy sản có thể phù hợp, phát triển tốt ở Quảng Bình.

Tận dụng ao cá bỏ hoang để nuôi ốc

Trong một lần đi qua các ao cá tại khu vực xã An Ninh (H.Quảng Ninh) người dân bỏ hoang sau khi nuôi cá không thành, anh Cường nảy sinh ý tưởng tận dụng nuôi ốc bươu đen hoặc cua đồng.

"Mình mất nhiều thời gian để tìm hiểu về hai loài thủy sản này, nhưng cuối cùng chọn ốc bươu đen vì chúng dễ nuôi hơn, phù hợp phát triển và sinh sản khi sống trong môi trường nước ở đây. Cua đồng cũng đáp ứng được nhưng lại rủi ro cao khi bị hao hụt số lượng trong quá trình nuôi", anh Cường chia sẻ.

Ốc bươu đen

Ốc bươu đen là loài thủy sản được anh Cường chọn để khởi nghiệp. Ảnh: Bá Cường

Tháng 6.2021, anh Cường quyết định bỏ vốn cùng với vay mượn thêm một số nơi để đủ khoảng 100 triệu đồng, thuê lại 1 hecta các hồ cá bị bỏ hoang, cải tạo và chia thành 6 ao để phục vụ cho việc nuôi ốc.

Anh Cường cũng lặn lội ra Nghệ An để lấy giống ốc về nuôi với giá 350-400 đồng/con và 1,2 triệu đồng/1kg trứng ốc. Theo anh Cường, qua nghiên cứu ốc bươu đen ở Nghệ An là phù hợp với môi trường ở Quảng Bình nhất.

Giống ốc

Ngoài bán ốc thương phẩm, anh Cường còn bán cả giống ốc cho các trang trại khác trên địa bàn. Ảnh: Bá Cường

"Thời gian đầu mình gặp khá nhiều khó khăn về vốn, khi có vốn để thực hiện thì cũng thất bại từ những vụ đầu khi nước ở đây nhiễm phèn quá nhiều. Mình phải chạy lên các hồ thủy điện, xin xả nước trữ ở đó về các mương rồi dẫn vào hồ", anh Cường nói.

Với cách tận dụng hiệu quả cùng với kiến thức sẵn có về ngành thủy sản, sau nhiều khó khăn, trang trại ốc của anh Cường đã phát triển thành công. Chỉ sau hơn 1 năm khởi nghiệp, anh Cường đã thu hồi lại vốn và bắt đầu có lời.

Nuôi bèo, trồng hoa súng cùng ốc bươu

Anh Cường kết hợp nuôi bèo, trồng hoa súng để tạo môi trường mát mẻ cho ốc phát triển. Ảnh: Bá Cường

Một vụ ốc kéo dài khoảng 4 tháng, với trang trại rộng 1 hecta, anh Cường có thể bán ra khoảng 1,5 tấn ốc/năm. Khi ốc đạt chuẩn để thu hoạch anh Cường nhập bán cho các nhà hàng, quán ăn trên địa bàn TP.Đồng Hới với giá bán từ 70.000-100.000 đồng/1kg. Trung bình mỗi tháng anh thu về khoảng 15 triệu đồng.

Ông Nguyễn Quang Sơn, Chủ tịch Hội Nông dân xã An Ninh cho biết, mô hình nuôi ốc bươu đen của anh Cường là mô hình mới, hy vọng mô hình sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân trên địa bàn.

Bèo tấm

Bèo tấm là thức ăn chính được anh Cường cho loài ốc bươu đen ăn. Ảnh: Bá Cường

"Mô hình nuôi ốc của anh Cường có chi phí đầu tư không quá cao nhưng lại mang lại hiệu quả tốt. Với kinh nghiệm làm kỹ sư trong ngành thủy sản nhiều năm, hy vọng mô hình này sẽ được bà con địa phương học hỏi, nhân rộng", ông Sơn nói.

Báo Thanh Niên
Đăng ngày 06/10/2022
Bá Cường
Kinh tế

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 12:02 25/04/2024

Tăng giá trị con tôm bằng cách nâng cao chất lượng tôm

Nuôi tôm là một trong những ngành kinh tế đóng góp quan trọng cho nền kinh tế nước ta, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thủy sản. Mặc dù mang lại nhiều lợi ích, nhưng ngành nuôi tôm cũng đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức như biến đổi khí hậu, dịch bệnh, và chi phí sản xuất cao.

Tôm thẻ
• 11:01 18/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 11:47 16/04/2024

Làm sao để dự đoán được xu hướng giá thủy sản?

Dự đoán chính xác xu hướng giá thủy sản là một việc hết sức phức tạp, bởi nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm cả những yếu tố vĩ mô và vi mô. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau để có được dự đoán tương đối chính xác.

Hải sản
• 09:44 15/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:43 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:43 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:43 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:43 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:43 25/04/2024