Kỳ vọng từ Đề án giống cá tra 3 cấp

Khi Đề án liên kết sản xuất (SX) giống cá tra 3 cấp chất lượng cao vùng ĐBSCL do tỉnh An Giang chủ trì triển khai (gọi tắt là Đề án giống cá tra 3 cấp) đi vào vận hành trơn tru, khâu yếu nhất và quan trọng nhất của ngành cá tra (con giống chất lượng) sẽ được giải quyết.

Kỳ vọng từ Đề án giống cá tra 3 cấp
Kỳ vọng từ Đề án giống cá tra 3 cấp

Vấn đề còn lại là quản lý tốt quy trình nuôi cá tra thương phẩm, liên kết SX và tiêu thụ, phát huy vai trò của hiệp hội ngành hàng để giữ vững giá trị cá tra xuất khẩu (XK).

Đột phá sản xuất giống

Tại cù lao Vĩnh Hòa (ấp Vĩnh Bường, xã Vĩnh Hòa, TX. Tân Châu), sau khi được UBND tỉnh cấp 100ha đất, Tập đoàn Việt - Úc (TP. Hồ Chí Minh) nhanh chóng triển khai dự án nuôi cá tra giống theo hướng công nghệ cao. Ông Lương Thanh Văn, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Việt - Úc, cho biết, dù mới bắt đầu chuyển sang lĩnh vực cá tra giống nhưng với 17 năm kinh nghiệm trong ngành SX tôm giống (Việt - Úc cung cấp 15 tỷ con tôm giống/năm, chiếm 25% thị phần Việt Nam), tập đoàn đã nhận chuyển giao công nghệ của Úc để SX theo hướng mới. “Chúng tôi đã trăn trở với ngành cá tra giống nhiều năm nay khi giá con giống lúc thì lên 3.000-4.000 đồng, lúc xuống còn 700-800 đồng/con. Việc thả nuôi con giống ngoài trời khiến số lượng hao hụt lớn (do bị chim, cá và các con vật khác tấn công), khi vận chuyển bằng xuồng đục lại dễ lây nhiễm bệnh từ nguồn nước dưới sông. Tập đoàn Việt - Úc đang triển khai chương trình nuôi trong nhà, vừa giúp giảm tối đa tỷ lệ hao hụt, vừa chủ động được thời tiết, nhiệt độ nên không lo ảnh hưởng bởi nắng, mưa, nóng, lạnh, có thể SX, cung ứng giống quanh năm, đồng thời quản lý được khâu vận chuyển. Tuy chi phí đầu tư nuôi trong nhà khá lớn nhưng hiệu quả tốt và bền vững hơn” - ông Văn đánh giá. Tuy nhiên, theo Chủ tịch Tập đoàn Việt - Úc, trong SX giống cá tra, muốn ổn định lâu dài Nhà nước phải làm đầu mối để các doanh nghiệp (DN) liên kết lại. “DN phải làm chung với nhau, mỗi người lo 1 khâu thì hiệu quả mới cao hơn” - ông Văn nhấn mạnh.

Tại cù lao Vĩnh Hòa, cùng với Tập đoàn Việt - Úc, tỉnh quyết định giao khoảng 100ha đất cho Tập đoàn Vĩnh Hoàn (Đồng Tháp) triển khai dự án SX cá tra giống. Hai tập đoàn này sẽ liên kết với nhau và liên kết với các hộ nuôi trên địa bàn để xây dựng cù lao Vĩnh Hòa thành một trong những trung tâm cung ứng giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) An Giang Trần Anh Thư cho biết, An Giang và Đồng Tháp là 2 địa phương trọng điểm triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp. Đối với An Giang, bên cạnh vùng Vĩnh Hòa, tỉnh đang triển khai vùng Châu Phú (150ha, liên kết với Công ty Phát triển Lộc Kim Chi), TP. Long Xuyên (100ha). Đối với Đồng Tháp, có 4 vùng thực hiện theo Đề án giống cá tra 3 cấp với tổng diện tích 420ha, gồm: Hồng Ngự (2 vùng), Châu Thành và Lai Vung. Ngoài ra, TP. Cần Thơ cũng triển khai khoảng 80ha. “Hiện nay, hầu như chỉ có ĐBSCL là SX được cá tra giống hiệu quả. Sau năm 2020, nhu cầu con giống cá tra khoảng 3,5-4 tỷ con/năm. Trong đó, chuỗi SX giống cá tra 3 cấp đáp ứng khoảng 50% nhu cầu giống cá tra chất lượng cao cho vùng ĐBSCL, 50% còn lại liên kết với các cơ sở khác” - ông Thư thông tin.

Cơ hội lớn

Nhân chuyến công tác về An Giang, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường đã dẫn đầu đoàn công tác của bộ đến kiểm tra tình hình triển khai Đề án giống cá tra 3 cấp ở cù lao Vĩnh Hòa, thăm và làm việc với Tập đoàn Việt - Úc. “Cù lao Vĩnh Hòa nằm ở vùng đầu nguồn sông Cửu Long, nơi cá tra tự nhiên tập trung về sinh sản nhiều. Vị trí quy hoạch 200ha để DN đầu tư rất phù hợp. Tập đoàn Việt - Úc cũng đã chú trọng đưa công nghệ mới vào khâu SX giống, từ ứng dụng công nghệ di truyền đến công nghệ thông tin” - ông Cường đánh giá.

Theo Bộ trưởng Bộ NN&PTNT, con giống được xem là khâu yếu nhất và cũng là quan trọng nhất trong chuỗi liên kết cá tra. “Trong các loại cây trồng, vật nuôi ở Việt Nam, chưa có loại nào mà chỉ với diện tích thả nuôi 5.000ha nhưng mang lại giá trị XK từ 1,7-1,8 tỷ USD/năm như cá tra. Năm 2018 này, với tình hình XK thuận lợi, sản lượng tăng, giá bán cao, cá tra có thể vượt mốc XK 2 tỷ USD. Đây là sản phẩm đặc trưng, là lợi thế lớn của ĐBSCL mà các nước khác rất khó cạnh tranh được. Tuy nhiên, để làm chủ thị trường thế giới, cần phải liên kết SX, liên kết làm ăn, từ khâu SX giống cho đến chế biến, chủ động giá bán cho các nhà nhập khẩu” - ông Cường yêu cầu.


Ảnh: THANH HÙNG.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT đề nghị các địa phương phải quy hoạch lại SX từ khâu giống, thức ăn, nuôi và chế biến XK, tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ. Đồng thời, đa dạng hóa sản phẩm, các mặt hàng giá trị gia tăng sau chế biến, đặc biệt đa dạng hóa tất cả các thị trường XK, trong điều kiện phải nâng cao tính cạnh tranh trong XK. Để có sản phẩm cá tra chất lượng tốt, phải chú trọng khâu giống cá tra, trong đó ưu tiên bộ giống gốc và DN làm hạt nhân nhân con giống tốt, kết hợp cùng với người dân nhân giống…

“Chuỗi giá trị liên kết SX giữa các DN, DN với người dân là khâu then chốt để cùng nhau đưa ngành hàng cá tra phát triển bền vững. Trong liên kết, cần hình thành 3 trục, gồm: trục Chính phủ (liên kết giữa các bộ, ngành, địa phương), DN và người nuôi cá. Qua đó, tạo sự thống nhất cao để thúc đẩy tăng trưởng mạnh ngành hàng cá tra” - Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh.

Báo An Giang
Đăng ngày 28/08/2018
Ngô Chuẩn
Doanh nghiệp

Gian hàng Tép Bạc truyền tải thông điệp hay nhất VietShrimp 2024

Vừa qua, hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 5 năm 2024 (VietShrimp 2024) tại Cà Mau đã thành công ngoài mong đợi. Trước khi bế mạc, chiều 21/3, Ban Tổ chức đã trao giải cho 7 gian hàng ấn tượng nhất ở 7 hạng mục.

Tép Bạc được trao giải
• 11:37 27/03/2024

GROBEST Việt Nam ghi dấu tại VietShrimp 2024 với mô hình nuôi tôm công nghệ cao và giải pháp dinh dưỡng toàn diện

Tham dự VietShrimp 2024, Grobest Việt Nam mang đến loạt giải pháp đột phá như mô hình nuôi tôm công nghệ cao và các sản phẩm dinh dưỡng toàn diện nhằm giúp các hộ nuôi giảm chi phí sản xuất trên 1 kg tôm, hướng đến những mùa vụ ““Năng suất cao – Chi phí thấp””.

Grobest
• 10:00 25/03/2024

ASC cấp chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi đầu tiên ở Châu Á

Chứng nhận Tiêu chuẩn Thức ăn chăn nuôi ASC uy tín đã được cấp lần đầu tiên ở Châu Á, trong đó Thai Union nhận được chứng nhận duy nhất cho nhà máy thức ăn chăn nuôi Mahachai của họ.

Tôm thẻ
• 10:30 24/03/2024

Khám phá điều thú vị cùng Tép tại Vietshrimp 2024

Vietshrimp 2024, triển lãm quốc tế chuyên ngành tôm lớn nhất Việt Nam, hứa hẹn mang đến nhiều trải nghiệm thú vị cho quý khách hàng. Hãy cùng nhà Tép khám phá những điểm nổi bật của sự kiện này:

Vietshrimp 2024
• 12:34 21/03/2024

Bạc Liêu: Tiến độ xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm

Tép Bạc đã phản ánh, năm 2023, tỉnh Bạc Liêu đứng đầu cả nước về sản lượng tôm nước lợ và kim ngạch xuất khẩu nhờ phát triển nuôi siêu thâm canh ứng dụng công nghệ cao. Bạn đọc muốn biết thêm tiến độ đầu tư xây dựng Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao phát triển tôm nổi tiếng ở Bạc Liêu nên xin cung cấp thêm thông tin.

Khu nuôi tôm công nghệ cao
• 00:53 29/03/2024

Tập huấn ứng dụng công nghệ trong bảo quản cá ngừ đại dương

Chiều ngày 27.3, Hiệp hội Thủy sản Bình Định phối hợp với Liên hiệp các hội KHKT Bình Định và Chi cục Thủy sản ( Sở NN&PTNT) tổ chức tập huấn quy trình công nghệ khí nitơ nano trong bảo quản cá ngừ đại dương cho 50 ngư dân làm nghề câu cá ngừ trên địa bàn phường Tam Quan Bắc, TX Hoài Nhơn.

Cá ngừ
• 00:53 29/03/2024

Như thế nào để tôm được vận chuyển đúng cách?

Tôm cũng giống như các hàng hóa khác, phân loại theo nhu cầu của khách hàng mà được vận chuyển đến các nơi khác nhau, với hai giai đoạn cơ bản như tôm giống được vận chuyển từ các trại giống đến ao nuôi và tôm thương phẩm được vận chuyển đến các chợ đầu mối, nhà máy chế biến. Vậy cách nào để có thể vận chuyển chúng một cách an toàn, tiết kiệm mà vẫn hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu dưới đây nhé!

Tôm đông lạnh
• 00:53 29/03/2024

Biện pháp hạ phèn hiệu quả nhanh chóng

Chắc chắn rằng việc ao nuôi bị nhiễm phèn không còn là điều quá xa lạ đối với những người nuôi trồng thủy sản. Phèn xuất hiện trong ao nuôi tôm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất và sản lượng của vụ nuôi.

Ao nuôi tôm bị nhiễm phèn
• 00:53 29/03/2024

Tôm đang trong ao bị thối đuôi: Nguyên nhân và cách điều trị

Tôm bị thối đuôi là một trong những bệnh nguy hiểm thường gặp ở tôm, đặc biệt là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Bệnh có thể gây ra tỷ lệ tử vong cao, ảnh hưởng đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ thương phẩm
• 00:53 29/03/2024