Lạ mà hay: Nuôi mực trong ống nhựa, bán 350 ngàn/ký

Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) thử nghiệm nuôi mực trong ống nhựa thả ở lồng bè và đã thành công. Cha con ông Trợ còn đang thử nghiệm tour du lịch cho khách câu mực giải trí...

Nuôi mực
Anh Nguyễn Xuân Hiển kiểm tra các lồng mực. Ảnh: bnews.vn

Ở Bình Ðịnh cũng như nhiều tỉnh miền Trung khác, chưa đâu nuôi mực thành công. Thế nên khi nghe ở Nhơn Châu (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) có người nuôi được, tôi phóng ra ngay...

Cha con ông Nguyễn Văn Trợ (58 tuổi, thôn Tây, xã Nhơn Châu) thử nghiệm nuôi mực trong lồng bè và đã thành công. Rất vất vả mới có thành quả này, nhưng cha con ông Trợ không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm cho bà con Nhơn Châu và mọi người đã rủ nhau nuôi mực, tạo thành nghề mới có thu nhập cao.

Nuôi mực trong lồng- Nghề mới hấp dẫn

Cuối năm 2017, ông Trợ và con trai Nguyễn Xuân Hiển (29 tuổi) bàn nhau đi bắt mực con bám ở các dây neo đóng rêu xanh về nuôi thử nghiệm. Lúc đầu, hai cha con chỉ bắt khoảng 20 con mực con bằng đốt ngón tay út về bỏ vào bè nuôi.

Anh Hiển kể: “Lúc đầu, nghe ba nói nuôi mực, tôi tưởng ổng nói giỡn, nhưng té ra là ổng suy nghĩ từ trước và tính toán nghiêm túc lắm. Tôi ngạc nhiên vô cùng nhưng rồi bị ba thuyết phục. Khi mực bắt về còn “ê mình” chúng bỏ ăn hết, 2 - 3 ngày sau vài con mới chịu ăn mồi, tôi cứ nghĩ chắc thất bại. Ba bảo chờ thêm. 10 ngày sau, cả bè mực sống khỏe re, ăn mồi tốt. Hai cha con mừng lắm”.

Mực nuôi trong ống nhựaMực nuôi trong ống nhựa thả trong lồng nuôi trên biển sống khỏe, phát triển tốt, mở ra nghề nuôi mới triển vọng ở xã đảo Nhơn Châu, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Ảnh: vietnamplus.vn

Hai cha con ông Trợ cứ nghĩ tới đâu, làm tới đó, vừa mày mò làm vừa quan sát, nghiên cứu tập tính của loài mực. Hai cha con đi chặt lá cây chà là trên núi về bỏ trên mặt nước, cách bờ khoảng 200 - 300 m để dụ mực giống bơi lại núp mát. Rồi ông Trợ đầu tư gần 10 triệu đồng làm 3 cái bè (kích cỡ 3 m x 3 m) nuôi thử.

Biết chuyện nuôi mực, một số người cho rằng cha con ông Trợ đem tiền thả xuống biển. Nhưng do ngư dân đã nuôi được tôm hùm lồng nên phần đông cố gắng theo dõi, quan sát.

Mỗi ngày, anh Hiển cùng cha đi bắt mồi là các loại cá nhỏ về cho mực ăn vào sáng sớm và chiều tối. Vừa cho ăn, anh Hiển vừa quan sát xem lồng mực có gặp trục trặc để sửa hoặc dọn lồng sạch sẽ.

Chỉ sau 6 tháng nuôi thử nghiệm, cha con ông Trợ đã nhân rộng thành 6 lồng bè. Mỗi lứa mực nuôi lồng khoảng 70 ngày, tỉ lệ sống sau khi thả giống đạt khoảng 80%. Mỗi lồng bè bình quân thu được từ 10 - 12 kg, thu nhập 3,5 - 4 triệu đồng. Hiện nay mực nuôi bè có giá 300 - 350 ngàn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, người nuôi lãi hơn 10 triệu đồng/lứa/bè.

Ông Nguyễn Hạ Lào, Chủ tịch Hội Nông dân xã Nhơn Châu, hồ hởi: “Cha con ông Trợ không giấu nghề nên từ giữa năm 2018, nghề nuôi mực ở đây bắt đầu nở rộ. Hiện toàn xã có 17 hộ nuôi mực với 36 lồng. Bước đầu, do số lượng nuôi còn ít và việc vệ sinh được các chủ lồng làm tốt nên chưa xảy ra dịch bệnh gì. Hiện nghề nuôi mực mang lại thu nhập chính cho một số gia đình nên sẽ được nhân rộng trong năm 2019. Do đó, chúng tôi cần sự hỗ trợ của cơ quan chức năng hướng dẫn phòng trừ dịch bệnh, tránh gây thiệt hại cho ngư dân”.

Giữ chân thanh niên ở lại đảo

Sau khi gia đình ông Trợ nuôi thử nghiệm mực thành công, anh Hiển rủ một số thanh niên ở đảo và truyền lại kỹ thuật nuôi mực cho họ. Hiển kể: “Lúc đó, tôi làm Phó Bí thư xã đoàn nên cũng phải tìm cách lôi kéo thanh niên chưa có việc làm ở lại đảo. Cứ bỏ vào bờ làm ăn hết thì riết đảo không có thanh niên, trai tráng. Tình làng nghĩa xóm bao đời nay không cho phép mình ích kỷ. Chỉ nghĩ thế thôi nên ai cần tôi cũng chỉ hết, không giấu giếm chút nào”.

Nghề nuôi mực giúp giữ chân thanh niên ở lại đảoAnh Hiển tận tâm truyền đạt lại kinh nghiệm cho thanh niên tại đảo. Ảnh: vietnamplus.com

Lời của anh Hiển được nhiều thanh niên trên đảo xác nhận, và nuôi mực thành công, điển hình như anh Nguyễn Trọng Danh (34 tuổi), Trần Văn Định (29 tuổi), Phan Minh Lanh (27 tuổi)... Riêng anh Lanh là cử nhân Sử, ra trường không xin được việc làm, phải đi làm thuê ở Đắk Lắk 2 - 3 năm, nghe chuyện nuôi mực bèn trở về quê.

Anh Lanh tâm tình: “Lúc đó, kinh tế gia đình khó khăn, tôi được cha mẹ nuôi ăn học đàng hoàng mà làm ăn xa nhà không đỡ đần gì được cũng buồn lắm. Nhờ chú Trợ và anh Hiển tận tình chỉ nghề nuôi mực, tôi học theo. Hiện nay, tôi có 6 lồng nuôi, thu nhập ổn định và còn tìm được việc làm ở UBND xã nữa. Tôi rất mừng vì sau bao năm cố gắng, đã có việc làm và thu nhập ổn định”.

Toàn bộ số mực nuôi ở xã Nhơn Châu được các nhà nghỉ, quán ăn trên đảo bao tiêu với giá cao. Một số công ty du lịch trong tỉnh cũng đưa ra ý tưởng về tour câu mực trên biển với giá 500 ngàn đồng/kg mực câu được, nhưng việc có nhiều người lên bè có thể khiến mực sợ, sẽ phun hết mực, hoặc khách câu trượt làm rách túi mực thì mực chết.

Mực câu tại bèKhách du lịch tham quan và câu mực tại bè nuôi mực ở xã Nhơn Châu. Ảnh: thefisherman.com

Nhưng xét thấy đó là ý tưởng hay, cha con ông Trợ đang tính toán để liên kết, tạo chuỗi bè nuôi mực phục vụ riêng cho khách du lịch. Như vậy sẽ dễ quản lý, chăm sóc, thu hoạch.

Ông Trợ chia sẻ: Trước đây, thanh niên cứ rời đảo đi làm ăn xa. Du lịch phát triển, thanh niên dần trở về nhưng ít vì công việc không ổn định, bấp bênh. Khi cơn bão số 12 năm 2018 đi qua, các bè nuôi mực không bị ảnh hưởng gì, nhiều gia đình thuyết phục con cháu trở về vừa làm du lịch, vừa nuôi mực.

Nuôi mực trong lồng-nghề mới mở ra, thu nhập tốt, đầu ra ổn định, chắc sẽ giảm số thanh niên rời đảo, xa gia đình. Đảo có đông thanh niên, không khí chộn rộn cũng vui hơn trước rất nhiều.

Báo Bình Định
Đăng ngày 03/01/2023
Hải Yến
Lạ

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 13:53 14/11/2024

Sức bật của tôm tít: Vũ khí sinh tồn lợi hại dưới đại dương

Tôm tít, loài sinh vật biển với dáng hình nhỏ bé nhưng mang trong mình những khả năng đáng kinh ngạc, được ví như “võ sĩ quyền anh” của đại dương. Cùng khám phá sức bật của tôm tít và bí mật về những cú đấm mạnh mẽ đã giúp chúng nổi danh trong thế giới hải sản.

Tôm tít
• 10:44 12/11/2024

Cá mặt quỷ đỏ: Loài cá độc đáo của vùng biển nhiệt đới

Cá mặt quỷ đỏ (Scorpaena) là một trong những loài cá biển nhiệt đới độc đáo và nổi bật nhất với ngoại hình vừa ấn tượng vừa nguy hiểm. Được tìm thấy phổ biến ở các rạn san hô và khu vực biển nông của vùng biển nhiệt đới, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ ngoài đáng sợ mà còn thu hút sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu cũng như người chơi cá cảnh đam mê tìm kiếm những loài cá lạ. Hãy cùng khám phá về cá mặt quỷ đỏ và lý do tại sao loài cá này lại đặc biệt đến vậy.

Cá mặt quỷ
• 10:22 07/11/2024

Ngắm nhìn loài hải tiêu đáng yêu tựa nhân vật hoạt hình

Nhiều người tự hỏi: “Liệu những nhân vật hoạt hình chúng ta thường thấy có phải là hình mẫu từ thế giới tự nhiên hay không?” Bởi càng ngày chúng ta càng phát hiện nhiều sinh vật biển có ngoại hình độc đáo và chính điều đó khiến chúng trở nên rất “lạc loài” với thế giới thực.

Loài hải tiêu mới
• 10:07 01/10/2024

[Siêu khuyến mãi] Sale nốt - Chốt năm

Tháng cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều sự kiện khuyến mãi tập trung quy mô lớn, nhộn nhịp nhất trong năm nhằm kích cầu tiêu dùng.

Farmext eShop
• 22:07 21/12/2024

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 22:07 21/12/2024

Sản xuất giống thủy sản nước ngọt đa loài và mô hình nuôi

Thực hiện chủ trương giảm khai thác, tăng nuôi trồng, việc nghiên cứu sản xuất giống đa loài với các mô hình nuôi có vai trò quan trọng và nhiều năm qua được chú trọng đã đạt thành tựu đáng ghi nhận. Sau đây xin giới thiệu kết quả ở Trường Thủy sản thuộc Trường Đại học Cần Thơ qua thống kê của PGS.TS Phạm Thanh Liêm.

Nuôi cá tra
• 22:07 21/12/2024

Vai trò của chế phẩm sinh học trong phòng ngừa EHP

Hiện nay, EHP chưa có thuốc điều trị hiệu quả, vì vậy việc phòng ngừa là giải pháp quan trọng nhất. Trong đó, việc sử dụng chế phẩm sinh học đã chứng minh được hiệu quả trong việc hạn chế sự lây lan và nguyên nhân gây bệnh.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:07 21/12/2024

Tại sao cần tạo màu nước trước khi thả tôm?

Tạo màu nước trong ao là một bước quan trọng giúp chuẩn bị môi trường sống tốt nhất cho tôm trước khi thả. Màu nước phù hợp không chỉ giúp duy trì các thông số môi trường ổn định mà còn hỗ trợ hệ sinh thái ao phát triển cân bằng, giảm nguy cơ bùng phát dịch bệnh. Tuy nhiên, không phải người nuôi nào cũng nắm rõ cách tạo màu nước hiệu quả và khoa học.

Tạo màu nước
• 22:07 21/12/2024
Some text some message..