Bạn Đỗ Thanh Tùng có địa chỉ emai [email protected] gửi câu hỏi: Thời gian gần đây, ngành thủy sản đang nổi cộm vấn đề lạm dụng hóa chất, kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Tôi là một người chuyên nuôi thủy sản, nhưng cũng không hiểu rõ lắm về vấn đề này. Xin nhờ quý báo tư vấn giúp tôi.
Trả lời: Ngày 25/2/2014, Bộ NN-PTNT đã ban hành Thông tư số 08/VBHN-BNNPTNT về Danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh Thủy sản và trong Thú y.
Thông tư đính kèm phụ lục về danh mục hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng và hạn chế sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản gồm:
1. Aristolochia spp và các chế phẩm từ chúng
2. Chloramphenicol
3. Chloroform
4. Chlorpromazine
5. Colchicine
6. Dapsone
7. Dimetridazole
8. Metronidazole
9. Nitrofuran (bao gồm cả Furazolidone)
10. Ronidazole
11. Green Malachite (Xanh Malachite)
12. Ipronidazole
13. Các Nitroimidazole khác
14. Clenbuterol
15. Diethylstilbestrol (DES)
16. Glycopeptides
17. Trichlorfon (Dipterex)
18. Gentian Violet (Crystal violet)
19. Nhóm Fluoroquinolones (cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ)
20. Trifluralin
21. Cypermethrim
22. Deltamethrin
23. Enrofloxacin
Theo đó, các doanh nghiệp nuôi trồng động thực vật dưới nước và lưỡng cư, doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề cá và bảo quản, chế biến thủy sản sẽ bị cấm sử dụng các hóa chất, kháng sinh quy định tại danh mục nêu trên.
Thông tư này thay thế các Quyết định số 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/2/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (cũ) về việc ban hành Danh mục hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản; Quyết định 26/2005/QĐ-BTS ngày 18/8/2005 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản (cũ) về việc bổ sung Danh mục kháng sinh nhóm Fluoroquinolones cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thuỷ sản xuất khẩu vào thị trường Mỹ và Bắc Mỹ; Quyết định số 41/2008/QĐ-BNN ngày 5/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc thú y được phép lưu hành hạn chế sử dụng, cấm sử dụng tại Việt Nam năm 2008.