Linh hoạt chuyển đổi đối tượng nuôi lãi 20tr/tháng

'Trước kia mình nuôi ếch mà ế ẩm quá nên mới tính chuyển qua nuôi lươn trong bể lót bạt...', chị Kiều Em thổ lộ. Với mô hình này chị có lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng mỗi tháng.

Linh hoạt chuyển đổi đối tượng nuôi lãi 20tr/tháng
Chị Phạm Thị Kiều Em bên mô hình nuôi lươn sinh sản trong bể lót bạt.

Những năm gần đây, công nghệ nhân giống lươn phát triển đã tạo ra những giống lươn năng suất cao, sức đề kháng mạnh. Điều này giúp cho nghề chăn nuôi lươn không chỉ ít rủi ro, mà còn giúp nông hộ mang lại thu nhập ổn định. Hộ chị Phạm Thị Kiều Em đã thành công với mô hình nuôi lươn sinh sản.

Từ nuôi lươn thương phẩm...

Từ nuôi ếch thương phẩm, giá cả bấp bênh, chị Phạm Thị Kiều Em mạnh dạn chuyển sang nuôi lươn trên bể lót bạt vào năm 2016. Mô hình này được thực hiện trên diện tích 100m2 gồm 3 bể nuôi, với 5.000 con giống lươn đồng được ươn nuôi nhân tạo, kích cỡ 70 con/kg. Tổng kinh phí thực hiện mô hình 50 triệu đồng. Trong đó, Sở Khoa học và Công nghệ hỗ trợ tiền con giống và một phần thức ăn, tổng cộng trên 33 triệu đồng.

Để lươn nuôi đạt tỷ lệ sống cao, ít hao hụt, chị Kiều Em cho lươn ăn chủ yếu là cá biển (70%), thức ăn viên (30%). Ngoài ra, chị còn sử dụng men tiêu hóa Bio, vitamin C, khoáng Premix, nhằm giúp lươn tiêu hóa tốt thức ăn, tăng sức đề kháng và giảm bệnh.

 

Giống như nhiều hộ khác ở miền Tây, chị Kiều Em áp dụng phương pháp nuôi lươn không bùn trong bể lót bạt. Ảnh: IT.

Mỗi ngày cho lươn ăn 2 lần vào lúc sáng sớm và chiều mát. Để quản lý tốt chất lượng nước trong bể, phòng tránh lươn nhiễm bệnh, chị thường xuyên thay nước đã qua xử lý, lắng lọc, diệt khuẩn, 2 - 3 ngày tiến hành một lần, mỗi lần thay từ 70 - 100% lượng nước trong bể. Bên cạnh đó, chị dùng chế phẩm sinh học Zeo xử lý môi trường trong bể nuôi làm phân giải thức ăn thừa khi không có điều kiện thay nước, giảm khí độc, giúp môi trường nuôi sạch hơn, nguồn nước thải ra giảm ô nhiễm.


Mô hình nuôi lươn trên bể lót bạt của chị Phạm Thị Kiều Em có tỷ lệ lươn sống bình quân đạt 85%, năng suất bình quân 10,5kg/m2.

Qua 6 tháng nuôi, chị Kiều Em thu hoạch khoảng 1 tấn lươn thương phẩm, giá bán 140 ngàn đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, chị còn lợi nhuận trên 42 triệu đồng.

Đến sản xuất lươn giống

Nhận thấy nguồn lươn giống khan hiếm, nhất là khó mua được lươn giống chất lượng về nuôi. Vì vậy, sau khi nuôi lươn thương phẩm thành công, vào tháng 5-2017, chị Phạm Thị Kiều Em mạnh dạn sản xuất lươn sinh sản, cung cấp nguồn giống lươn đồng cho người nuôi trong và ngoài tỉnh như: Trà Vinh, Tiền Giang, Vĩnh Long…


Hiện nay, trên diện tích khoảng 500m2 đất, chị có khoảng 7 ngàn con lươn bố mẹ, cung ứng lươn giống ra thị trường. Chị Kiều Em cho biết: “Sau khoảng 9 tháng nuôi, chị cho lươn bố mẹ sinh sản dao động từ khoảng tháng Giêng đến tháng 8. Trung bình mỗi lần sinh sản, lươn đẻ từ 100 - 300 trứng, tỷ lệ sống khoảng 80%.

Nói về kỹ thuật nuôi lươn sinh sản đạt hiệu quả, chị Kiều Em chia sẻ: “Nuôi lươn sinh sản thì cần cho lươn bố mẹ ăn đầy đủ dưỡng chất thì trứng mới phát triển tốt. Vào khoảng tháng 10, 11, 12, phải dưỡng con bố mẹ đạt trọng lượng mới có khả năng sinh sản tốt. Bệnh thường gặp ở lươn chủ yếu là đường tiêu hóa. Vì vậy, để đường tiêu hóa của lươn tốt thì phải chia đều các cử ăn, lươn mới có sức đề kháng mạnh”.

Với mô hình nuôi lươn sinh sản, trung bình 10 ngày, chị thu hoạch được 1,5kg trứng lươn. Sau đó, chị đem trứng ấp từ 4 - 7 ngày sẽ nở ra con. Lươn giống nuôi dưỡng khoảng 2 tháng mới xuất bán, giá từ 2.000 - 2.500 đồng/con (kích cỡ 1.000 con/kg). Một tháng, chị thu hoạch khoảng 20.000 con lươn giống, sau khi trừ đi chi phí, chị còn lợi nhuận từ 25-30 triệu đồng.

Theo Chủ tịch UBND xã Tiên Thủy Nguyễn Quốc Anh, mô hình nuôi lươn của chị Kiều Em rất hiệu quả, điều kiện nhân rộng mô hình này rất khả quan. Lãnh đạo địa phương đã chỉ đạo cán bộ phụ trách phối hợp với nông dân tiến hành rà soát và nhân rộng mô hình, nhằm tạo điều kiện để các nông hộ có diện tích đất ít phát triển kinh tế.

Báo Đồng Khởi
Đăng ngày 22/05/2018
Trúc Lan
Nuôi trồng

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 10:29 03/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 09:41 03/10/2024

Cá tra hao hụt giống 95%, nuôi thương phẩm 30 - 50%

Dự án thất thoát thực phẩm trong chuỗi giá trị cá cá tra (do Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế Australia và Trung tâm nghiên cứu phát triển quốc tế đồng tài trợ) cho kết quả nghiên cứu bước đầu rất đáng quan tâm. Thông tin từ Tiến sỹ Nguyễn Văn Kiền và Kim Alexander của dự án.

Cá tra
• 09:58 02/10/2024

Tôm thẻ chân trắng xuất khẩu: Khẳng định chất lượng từ nguồn gốc

Hệ thống truy xuất nguồn gốc trong sản phẩm xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc thiết lập hệ thống này không chỉ giúp ngăn ngừa gian lận thực phẩm mà còn hỗ trợ việc thu hồi sản phẩm một cách hiệu quả trong trường hợp cần thiết.

Tôm
• 09:26 01/10/2024

Tác dụng của cá cảnh trong việc giảm căng thẳng mà bạn không ngờ tới

Ngày nay, việc nuôi cá cảnh đã trở thành một sở thích phổ biến trong nhiều gia đình. Không chỉ mang đến vẻ đẹp cho không gian sống, thú vui này còn ẩn chứa nhiều lợi ích không ngờ tới cho sức khỏe tinh thần.

Cá cảnh
• 05:26 04/10/2024

Cá tra Việt Nam cần có thương hiệu để vượt khó

Chiều 27/9/2024, làm việc trực tuyến với Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan, có tỉnh ở ĐBSCL đề nghị được ưu tiên bố trí kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng vùng sản xuất giống cá tra tập trung. Vấn đề bức thiết bởi cá tra nước ta đang đối diện nhiều khó khăn, muốn vượt qua cần nâng cao chất lượng chuỗi sản phẩm từ giống đến chế biến xuất khẩu để xây dựng thương hiệu đáp ứng yêu cầu thị trường. Thực tế, nhiều doanh nghiệp và địa phương đã thực hiện, đang cần ưu tiên nguồn lực để có kết quả lớn hơn.

Cá tra
• 05:26 04/10/2024

Loài sứa nắm giữ bí quyết “trường sinh bất tử”

Thế giới tự nhiên bao giờ cũng tồn tại những bí ẩn khó lý giải, điển hình như trường hợp của một loài sứa có khả năng trường tồn gần như vĩnh hằng (dĩ nhiên là trừ khi chúng bị kẻ thù tiêu diệt).

Sứa biển
• 05:26 04/10/2024

10 đặc điểm để nhận biết tôm tươi trước khi mua

Tôm là món ăn quen thuộc với mọi gia đình Việt. Tuy nhiên, để chọn lựa được những con tôm tươi ngon là điều mà bà nội trợ nào cũng quan tâm hàng đầu. Bởi chỉ có những con tôm tươi mới chế biến nên những món ăn hấp dẫn và đảm bảo sức khỏe cho gia đình. Sau đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc nhận biết 10 đặc điểm dễ dàng lựa được những con tôm tươi ngon trước khi mua nhé.

Tôm thẻ chân trắng
• 05:26 04/10/2024

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm

Thời gian giãn cách cho các loại hóa chất xử lý ao tôm là một yếu tố quan trọng trong việc quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm. Khi sử dụng hóa chất, nếu không tuân thủ đúng quy trình và thời gian giãn cách, tôm có thể bị ảnh hưởng, dẫn đến stress, giảm sức đề kháng hoặc thậm chí gây chết.

Ao nuôi tôm
• 05:26 04/10/2024
Some text some message..