Luân canh tôm - lúa, một kiểu nông nghiệp thông minh

Cho tới nay có khá nhiều kiểu nông nghiệp được đặt tên: Ngoài kiểu nông nghiệp truyền thống có từ bao đời, có kiểu nông nghiệp sinh thái, kiểu nông nghiệp đô thị, nông nghiệp miệt vườn, nông nghiệp du lịch, nông nghiệp an dưỡng... và vừa qua mới chính thức xuất hiện tên kiểu "Nông nghiệp thông minh" ở Hội nghị: "Phát triển và xây dựng thương hiệu gạo ở vùng luân canh tôm lúa".

luan canh tom lua
Nông dân huyện An Minh (Kiên Giang) thu hoạch tôm trên vùng sản xuất tôm-lúa. Ảnh: BÌNH ÐẠI

Hội nghị với chủ đề nói trên được tổ chức tới ba lần, lần vừa qua tổ chức tại TP Sóc Trăng ngày 5-10. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, PGS, TS Bùi Bá Bổng và Cục trưởng Cục Trồng trọt, PGS, TS Lê Quốc Doanh chủ trì hội nghị. Có hàng trăm đại biểu từ các địa phương có kiểu "nông nghiệp thông minh", và các doanh nghiệp, các nhà khoa học tham dự.

Nông nghiệp thông minh canh tác tôm - lúa bao hàm nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp hữu cơ: tận dụng tối đa màu mỡ để lại của vụ trước làm đầu vào cho vụ sau rất hiệu quả. Sau mùa tôm, độ màu mỡ của đất ruộng lúa tăng lên rõ, đến mức không hoặc nếu cần thì có thể chỉ dùng một lượng ít phân hóa học và thuốc sát trùng nhằm giảm ảnh hưởng xấu đến vụ tôm. Năng suất vụ lúa ít khi đạt bốn tấn, bù lại là giá trị vụ tôm có thể cao hơn gấp hai đến năm lần vụ lúa. Vụ lúa lại khử hóa những chất độc hại sinh ra sau vụ tôm.

Ðiều đáng chú ý hơn là, luân canh tôm - lúa là một trong những cách làm có hiệu quả rất cao, cho người trồng lúa tăng thu nhập để trở nên khá giả và giàu có, vì nếu chỉ trồng lúa chuyên canh với diện tích nhỏ lẻ, khoảng 0,5 đến 1 ha như hiện nay thì rất khó đủ ăn đủ tiêu. Ðiều này chỉ có thể thực hiện được khi có diện tích canh tác lúa khoảng 3-5 ha trở lên. Ở vùng ven biển, nơi hứng chịu đầu tiên và nhiều nhất của biến đổi khí hậu, thì có lẽ chỉ có kiểu nông nghiệp này mới có thể giúp người nông dân vươn lên khá giả và giàu có. Người nông dân làm tôm - lúa quan tâm hơn đến bờ bao, đến rừng phòng hộ ven biển. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa cho biết: Nhà nước sẽ tăng đầu tư thủy lợi cho vùng nuôi tôm cá, không tập trung vào nơi sản xuất lúa như trước đây.

Tỉnh Kiên Giang có diện tích nuôi tôm rộng nhất, tới hơn 66 nghìn ha, thuộc vùng U Minh Thượng có diện tích đất nông nghiệp 146 nghìn ha, nhiễm phèn mặn, nước ngọt chỉ dựa vào nước mưa cho nên rất thiếu. Gần đây do biến đổi khí hậu cho nên mặn xâm nhập cao, sản xuất một vụ lúa mùa bấp bênh, lúa chết vì độ mặn tăng, tôm chết vì bệnh. Từ khi chuyển sang hệ thống canh tác tôm - lúa, nhiều hộ vươn lên khá và giàu. Ngành nông nghiệp địa phương đã nghiên cứu đề xuất quy trình quy phạm thực hiện luân canh tôm lúa thích hợp, từ xây dựng đồng ruộng, chuẩn bị ao vèo, vuông lắng, bờ bao, cống bọng...; cho đến con giống sạch bệnh, thả 3-5 con/m2, thả trong ao vèo 7-10 ngày, rồi thả bung cả ruộng nuôi. Với lúa, dùng giống cao sản ngắn ngày như OM2517, OM900, AS996, OM6162, ST5...; hay giống mùa địa phương. Một bụi trắng lùn, một bụi đỏ,...

Diện tích canh tác tôm - lúa ở tỉnh Cà Mau đứng thứ hai, sau Kiên Giang, đạt 43 nghìn ha. Một kết quả sản xuất ở tỉnh Cà Mau cho thấy, nuôi tôm không luân canh với lúa mỗi năm đạt 250-400 kg tôm; có luân canh với lúa, đạt 300 - 500 kg tôm với tiền lời 50 triệu đồng; lại thu thêm được khoảng 3,5 tấn lúa với đầu tư thấp. Giống lúa dùng trong sản xuất thường là một bụi đỏ, trắng tròn, tép hành, trái mây... và các giống mới như OM1490, AS996, OM576, OM2717...

Các tỉnh còn lại của đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đều có canh tác tôm - lúa, như Bạc Liêu là tỉnh thứ ba về diện tích, đạt hơn 23 nghìn ha; tỉnh Sóc Trăng hơn 11 nghìn... Theo thống kê của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp Nam Bộ, năm 2010, diện tích canh tác tôm - lúa của cả ÐBSCL là 155.500 ha, phần lớn ở bốn tỉnh kể trên.

Ngoài thế mạnh đặc biệt về hiệu quả kinh tế và môi trường của "con tôm ôm cây lúa" như cách nói của nhà thơ Tố Hữu, là tiềm năng thế mạnh của hạt lúa cho gạo có giá trị cao, một tiềm năng dễ đạt được ở vùng sản xuất nông nghiệp thông minh này. Ở cuối thập kỷ của thế kỷ 20, với sự giúp đỡ về vốn của tỉnh Hậu Giang, Viện Lúa ÐBSCL hợp tác với Giám đốc Nông trường 30-4 Trần Ngọc Hoàng (kiêm Giám đốc Nông trường Sông Hậu) và KS Hồ Quang Cua ở huyện Mỹ Xuyên, nhân giống và phát triển sản xuất bằng hạt giống Khaodokmali. Ðồng thời, sản xuất thử cả giống Basmati đắt giá nhất thế giới. Chúng tôi lấy hạt giống từ Viện lúa quốc tế (IRRI) về và tích cực nhân giống.

Hàng tấn hạt giống của hai giống lúa thơm đặc sản trên được nhiều nơi đến mua để sản xuất thử. Giống Khaodokmali được công nhận và tồn tại trong sản xuất ở nhiều nơi hàng chục năm sau. Chất lượng, bao gồm cả mùi thơm của hai giống trên được sản xuất ở vùng canh tác tôm lúa đâu có kém ở Pa-ki-xtan, Ấn Ðộ và Thái-lan. Nhưng càng vào sâu trong nội địa càng giảm chất lượng, mặc dù năng suất có tăng chút ít. Ðiều này càng làm sáng tỏ ở vùng ven biển nước ta chịu ảnh hưởng của nước mặn lợ có nhiều giống địa phương có chất lượng gạo rất cao, như giống nàng loan, móng chim rơi, nàng hương..., và cả một số giống mới thích hợp như ST5, ST22... Cho nên, việc phấn đấu để có thương hiệu gạo đặc sản từ vùng này là có cơ sở thực tế, trong khi giống Khaodokmali và Basmati không trụ được, trước hết bởi vì dài ngày, năng suất thấp, giá thu mua chưa thỏa đáng.

Ở ÐBSCL hiện nay có hai đơn vị nghiên cứu đang tích cực tạo chọn giống lúa thơm đặc sản đạt thương hiệu quốc gia, đã có những dòng và giống thử nghiệm rất triển vọng là Viện lúa ÐBSCL và tỉnh Sóc Trăng. Ở tỉnh Sóc Trăng, KS Hồ Quang Cua cùng cộng tác viên đã có tập đoàn giống/dòng ST, có giống thơm đặc sản, qua chào hàng gạo, có công ty nước ngoài trả đến gần 1.000 USD/tấn. Viện lúa ÐBSCL cũng có nhiều dòng/giống triển vọng, trong đó có giống lúa của TS Nghĩa sản xuất thử tại trại chọn và nhân giống chịu mặn chịu phèn ở Long Phú, vừa thu hoạch một giống có 85 ngày mà đạt 7 tấn thóc khô/ha. Hy vọng với sự hợp tác của hai đơn vị nói trên cùng với công ty thích hợp, nhanh chóng có giống đạt thương hiệu quốc gia.

báo Nhân Dân
Đăng ngày 18/10/2012
GS, TS NGUYỄN VĂN LUẬT
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:34 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:34 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:34 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:34 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:34 26/11/2024
Some text some message..