Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn hiệu quả cao

Tuy không làm giàu nhanh nhưng việc tận dụng ao vườn để thả nuôi các loại thủy - hải sản cũng tạo thu nhập ổn định cho nhiều hộ gia đình. Ông Lê Văn Nhịn ở Ấp 8 (xã Hòa Hiệp - Tam Bình - Vĩnh Long) đã “sống được” với mô hình nuôi tôm càng xanh.

Mô hình nuôi tôm càng xanh trong mương vườn hiệu quả cao

Ông Nhịn thường xuyên kiểm tra tôm để phát hiện bệnh và có cách phòng trị kịp thời.

Gần 20 năm nuôi tôm càng xanh, ông Nhịn cho biết: Nuôi tôm càng xanh phải có kinh nghiệm, nắm bắt tốt kỹ thuật và môi trường nuôi phải được đảm bảo vệ sinh. Nuôi tôm ít tốn nhiều công sức như trồng lúa, nhưng mang lại lợi nhuận khá cao. Với diện tích ao trên 2.000 m2, vụ tôm này ông mạnh dạn thả nuôi trên 15.000 con giống tôm càng xanh. Hiện tại tôm đã được khoảng 6 tháng tuổi và đang phát triển khá tốt. Cuối tháng 4 này, ông sẽ thu hoạch và dự đoán sản lượng khoảng 200 kg, với giá bán hiện tại trên 200.000 đ/kg, có thể lời trên 30 triệu đồng...

Về kỹ thuật nuôi, ông Nhịn cho biết phải kỹ lưỡng trong từng khâu, đặc biệt là khâu cải tạo và quản lý ao nuôi, vì tôm là loài rất dễ nhiễm bệnh từ nguồn nước. Trước khi nuôi, phải tiến hành tháo chua rửa mặn ao nuôi, tạo môi trường thông thoáng, đảm bảo vệ sinh trong quá trình nuôi. Ngoài ra vấn đề chọn con giống, cho ăn... cũng hết sức quan trọng. Nếu thực hiện tốt các khâu trên thì tỷ lệ thành công mới đạt cao.

Về cải tạo và quản lý ao nuôi, ông Nhịn cho biết, sau mỗi vụ thu hoạch, sẽ tiến hành tháo nước trong ao (xiết khô), rải vôi bột khử trùng ao nuôi, sau 10 ngày là cho nước vào (lượng nước cao khoảng 80 cm), chất chà tạo môi trường tự nhiên, giúp tôm sinh trưởng tốt hơn. Sau 3 ngày là thả con giống, con giống lúc mua về có kích thước rất nhỏ nên phải cẩn thận và nhẹ nhàng (cho tôm giống và một lượng nước vừa đủ vào thau hoặc chậu rồi thả nhẹ xuống mặt nước). Tôm càng xanh sau một tháng nuôi có thể đạt kích thước bằng đầu đũa, lúc này có thể sử dụng tép rong làm thức ăn. Khoảng 3 tháng trở lên, mua cá biển nấu chín làm thức ăn cho tôm.

Vì ao nuôi gần sông nên ông Nhịn cho nước ra vào thường xuyên. Ông cho biết, đây cũng là cách đảm bảo vệ sinh tốt cho tôm và tạo môi trường tự nhiên, tránh cho tôm bị tèn hen (vỏ tôm có màu đen như đóng rong), giảm chất lượng cũng như giá thành.

Trước đây tại xã Hòa Hiệp, có trên 20 hộ nuôi tôm càng xanh, giờ chỉ còn duy nhất ông Nhịn là còn bám trụ với nghề. Lý giải về điều này, ông Huỳnh Văn Thảo - Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Hòa Hiệp cho biết: Lúc trước, nguồn con giống chủ yếu là do khai thác tự nhiên, nhưng hiện tại quá trình khai thác quá nhanh dẫn đến cạn kiệt nguồn thủy sản nên chủ yếu là nuôi tôm bột (tôm post). Tại Ấp 8, có các hộ như Bảy Khiêm, Bảy Tý trước đây nuôi tôm càng xanh giờ cũng chuyển sang nuôi cá vì không có nguồn giống tôm càng xanh.

Ông Thảo cho biết: “Nếu các hộ nông dân trong xã có nhu cầu về nuôi tôm càng xanh thì trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ kết hợp với Trạm Khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi, cũng như có chính sách hỗ trợ con giống đáp ứng nhu cầu của bà con”.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của gia đình ông Lê Văn Nhịn không những mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình ông mà còn là “địa chỉ đáng tin cậy” để trao đổi kinh nghiệm, giúp người dân tại địa phương tiếp cận với nhiều loại vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Báo Vĩnh Long, 10/04/2012
Đăng ngày 11/04/2012
Hoài Nam - Nguyễn Thịnh
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 00:53 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 00:53 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 00:53 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 00:53 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 00:53 26/11/2024
Some text some message..