Mô hình tôm - rừng: Tôm thoi thóp chết vì nắng nóng

Thời gian qua, hạn hán, nắng nóng kéo dài đã làm thiệt hại nhiều diện tích tôm nuôi dưới tán rừng (mô hình tôm - rừng). Tôm chết, gần 397 hộ dân nhận khoán đất lâm phần (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) vốn đã khó khăn nay càng khó khăn hơn.

tôm rừng
Ông Hàn Lê - hộ dân nhận khoán đất rừng phòng hộ (xã Vĩnh Thịnh, huyện Hòa Bình) thực hiện mô hình tôm - rừng. Ảnh: P.Đ

Mô hình tôm - rừng được nhiều hộ nhận khoán đất lâm phần (xã Vĩnh Thịnh) thực hiện. Mô hình này chủ yếu dựa vào thiên nhiên, ít vốn đầu tư, cho thu nhập khá, mang lại hiệu quả bền vững. Tuy nhiên hiện nay, do nắng nóng kéo dài đã làm cho nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại.

Ông Hàn Lê (xã Vĩnh Thịnh) - người có hơn 20 năm nhận khoán đất lâm phần để trồng rừng và nuôi tôm, than thở: “Tôi nhận khoán 4ha rừng và nuôi tôm, nhưng chưa năm nào tôm chết nhiều như năm nay. Nguyên nhân tôm chết là do nắng nóng kéo dài, lá rừng rụng nhiều làm nước dưới tán cây bị ô nhiễm, ảnh hưởng đến môi trường sống của tôm. Những năm trước, mỗi con nước xổ tôm tôi có thể thu vài triệu đồng, nhưng giờ chỉ thu vài trăm ngàn đồng”.

Ngoài ra, tài nguyên biển bị tàn phá cũng làm ảnh hưởng không nhỏ đến con tôm dưới tán rừng. Anh Nguyễn Văn Lâm (xã Vĩnh Thịnh) cho rằng: “Trước đây, người nuôi tôm dưới tán rừng chỉ lấy nước vào ao, tận dụng nguồn tôm giống có sẵn, tới con nước là xổ tôm. Bây giờ con giống từ thiên nhiên không còn nên người nuôi phải gánh thêm nhiều khoản chi phí. Nước biển giờ cũng không còn sạch như trước nên ảnh hưởng sự phát triển của con tôm”.

Tôm - rừng là mô hình phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thiên nhiên của rừng, của biển. Vì vậy, biến đổi khí hậu và nước biển ô nhiễm đã tác động không nhỏ đến mô hình này. Ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: “Bạc Liêu có 3.897ha rừng, trong đó có 3.089ha rừng được giao khoán cho 397 hộ. Bên cạnh nhiệm vụ chính là giữ rừng thì bà con được phép sử dụng một phần diện tích để nuôi trồng thủy sản, phát triển mô hình tôm - rừng. Song, hiện trạng tôm chết là đáng lo”.

Theo ông Nguyễn Duy Hân, Phó trưởng phòng NN&PTNT huyện Hòa Bình, để mô hình tôm - rừng đạt hiệu quả, bà con cần làm tốt các khâu như: Sên vét lớp bùn dưới đáy ao với độ sâu từ 20 - 30cm; tránh vét quá sâu vì đất mặn thường có một tầng phèn tiềm ẩn. Rửa đất sạch phèn và xử lý nước ao thật kỹ trước khi thả tôm, tốt nhất là tạo sự chênh lệch mực nước trong ao và ngoài ao từ 0,7 - 1m nước. Chọn tôm giống khỏe mạnh và thuần trước khi thả... Cần chú ý màu nước ao nuôi, nếu nước có màu nâu đen là do tảo giáp gây ra, tảo này có thể làm ô nhiễm nên phải xả nước ra vào liên tục để xử lý. Ngoài ra, cần cân bằng lượng thức ăn thiên nhiên cho tôm và chú ý khâu quản lý dịch bệnh vì đang trong mùa nắng nóng.

Mô hình tôm - rừng có tiếp tục bền vững hay không còn tùy thuộc vào sự thay đổi phương thức sản xuất của bà con. Thiết nghĩ, ngành quản lý cần mở những lớp tập huấn kỹ thuật để giúp người dân nhận khoán đất rừng có thể vừa giữ rừng, vừa cải thiện cuộc sống với những mô hình nuôi trồng thủy sản sạch.

Báo Bạc Liêu, 10/05/2016
Đăng ngày 11/05/2016
Phạm Đoàn
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:06 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:06 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:06 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:06 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:06 26/11/2024
Some text some message..