Món cá hồng

Cá hồng thường sống nhiều ở vùng biển, nhất là những nơi nước biển tiếp giáp với cửa sông, có dòng chảy sạch. Dọc miền Trung, cá hồng sống nhiều ở khu vực giáp vịnh biển đầm Cù Mông, giáp ranh giữa 2 tỉnh Phú Yên, Bình Định.

cá hồng hấp
Thơm ngon món cá hồng hấp bún - Ảnh: Tuy An

Theo những người “biết” ăn, cá hồng làm được hai món rất ngon, đó là hấp và nấu cháo. Vì cá thường có trọng lượng khoảng 1,2 đến 1,5 kg nên mỗi con dù chế biến cách nào cũng tạm đủ cho khoảng 4 đến 5 người ăn. Nếu ăn cá hấp, tức chúng ta phải gọi ngay sau một đến hai món khai vị nào đó. Vì nếu gọi sau nhiều món, cảm giác sẽ mất ngon vì đã được ăn no.

Cá hấp phải để nguyên con to, làm sạch vảy, ướp gia vị phù hợp, đợi cho thấm đều rồi đem hấp. Con cá được khứa đều, còn nguyên hình, nằm gọn trên chiếc đĩa kim loại để trên bếp lửa. Nửa thân dưới con cá ngập với nước gia vị, bên trên có cà chua, nấm mèo, bún, gừng, sả... Toàn bộ được để trên bàn, mọi người ngồi xung quanh bẻ bánh tráng nhai đợi. Lửa cháy, đĩa nước sôi, thấm vào da vị, thấm vào cá tỏa mùi thơm phức.

Độ hơn mười phút, con cá trên đĩa biến màu thì ta biết cá đã chín. Cứ thế, cho thêm ít rau nêm vào, thế là có món cá hồng hấp tuyệt vời. Ăn cá hồng hấp phải có đủ “bộ” của nó, đó là rau sống, nước chấm và nhất thiết phải có bánh tráng nướng, bánh tráng sống nhúng nước. Dùng bánh tráng sống cuốn cá với rau sống, bánh chín, gia vị rồi chấm với nước chấm tùy thích mà ăn. Vị hài hòa của món ngon đặc sản làm nhiều người mê mẩn.

Bên cạnh cá hấp, nếu chế biến món cháo cá lại càng tuyệt vời. Món này hợp với giai đoạn sau khi chúng ta đã thưởng thức nhiều món hải sản ngon, bụng lưng lửng rồi thì gọi thêm cháo để mọi người cùng nhau “kiếm chút cháo” rồi hãy ra về. Cháo cá hồng đặc trưng về mùi vị bởi thịt tươi béo thơm chắc. Khi cháo chín con cá vẫn còn nguyên, có thể vớt ra để trên cái đĩa rồi xúm xít thưởng thức. Cháo sẽ ngon hơn nếu nấu kèm với các loại nấm, đậu hoặc khoai.

Có một điều thú vị khi đến đầm Cù Mông, chúng ta luôn được ăn cá hồng tươi rói. Những chú cá này được chủ quán thả trong một chiếc lồng rồi đem dìm dưới nước. Gần như cá sống tự nhiên. Khi ai thích ăn thì chủ quán cầm sợi dây kéo lồng lên, ưng con nào mình chỉ con đó. Vì vậy, từ khi bắt cá đến khi chế biến các món xong chỉ trong vòng khoảng nửa tiếng, cá tươi ngon là điều... khỏi phải bàn!

TNO
Đăng ngày 22/09/2012
Ẩm thực

Cua Cà Mau: Đặc sản thiên nhiên vùng Đất Mũi

Cua Cà Mau nổi tiếng khắp nơi nhờ thịt chắc, ngọt và gạch béo bùi, là đặc sản trứ danh của vùng sông nước miền Tây. Được nuôi tự nhiên trong môi trường nước mặn và lợ, cua Cà Mau có sức sống dẻo dai, chất lượng vượt trội so với các vùng khác. Với giá trị dinh dưỡng cao và hương vị thơm ngon, cua Cà Mau luôn là lựa chọn yêu thích trong các bữa tiệc hải sản

Cà Mau
• 09:49 12/11/2024

Don Quảng Ngãi: Vị ngon khó quên của miền Trung

Don Quảng Ngãi là một món ăn độc đáo của xứ Quảng, nổi bật với vị ngọt thanh từ con don nhỏ bé sống ở các dòng sông. Với cách chế biến giản dị nhưng đậm đà, món ăn này không chỉ là đặc sản mà còn là niềm tự hào của người dân Quảng Ngãi.

Quảng Ngãi
• 09:00 30/10/2024

Đảo thiên đường Quan Lạn: Du lịch biển và khám phá "vàng ròng" của Quảng Ninh

Bên cạnh vẻ đẹp tự nhiên, Quan Lạn còn nổi tiếng với đặc sản sá sùng - loài hải sản quý hiếm được mệnh danh là "vàng ròng" của vùng biển. Sá sùng không chỉ là nguyên liệu bổ dưỡng trong ẩm thực mà còn có giá trị kinh tế cao, góp phần tạo nên sự phong phú và độc đáo cho du lịch ẩm thực tại đảo.

Đảo Quan
• 14:09 19/10/2024

Hòn ngọc quý Phú Quốc: Hương vị đặc sắc từ "vàng đen" của đại dương

Phú Quốc, ngoài vẻ đẹp hoang sơ của biển đảo, còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích ẩm thực hải sản, đặc biệt là nhum biển. Nuôi nhum tại Phú Quốc không chỉ tạo nên nguồn hải sản tươi ngon mà còn mang đến cho du khách cơ hội khám phá những món ăn độc đáo, đậm chất địa phương.

Hòn đảo ngọc Phú Quốc
• 12:00 15/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 22:50 25/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 22:50 25/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 22:50 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 22:50 25/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 22:50 25/11/2024
Some text some message..