Muốn phát triển nuôi biển cần ứng dụng công nghệ cao

Bình Định có đến 134km bờ biển thế nhưng không hiểu sao nghề nuôi biển ở Bình Định không được nhân rộng mà chỉ co cụm tại một số vùng biển thuộc TP Quy Nhơn.

Muốn phát triển nuôi biển cần ứng dụng công nghệ cao
Nghề nuôi biển của Bình Định cần phải áp dụng khoa học công nghệ.

PV đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Văn Phúc, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định, xung quanh vấn đề này.

Tình hình nuôi biển ở Bình Định hiện nay như thế nào, thưa ông?

Hiện nuôi biển ở Bình Định chủ yếu nuôi bằng lồng bè theo kiểu truyền thống, tập trung phát triển tại một số phường, xã trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Tổng thể tích lồng nuôi khoảng 36.910 m3.

Trong đó, nuôi cá lồng bè tập trung tại phường Hải Cảng và xã Nhơn Châu gồm 107 hộ nuôi với 192 bè/1.221 lồng; số lượng cá giống thả khoảng 258.900 con; đối tượng là cá hồng và cá chẽm, sản lượng khoảng 80 tấn.

Nuôi ương tôm hùm giống tập trung tại xã Nhơn Châu, xã Nhơn Hải và phường Ghềnh Ráng, gồm 84 hộ nuôi với 39 bè khoảng 1.230 lồng, số lượng giống ương khoảng 181.300 con.

Nuôi tôm hùm thương phẩm tập trung tại xã Nhơn Hải, phường Ghềnh Ráng và xã Nhơn Châu, gồm 120 hộ nuôi với 42 bè khoảng 1.080 lồng; số lượng giống thả khoảng 89.200 con, sản lượng khoảng 24 tấn. Nuôi ốc hương tập trung chủ yếu tại đầm Đề Gi với diện tích nuôi khoảng 1ha; sản lượng ước đạt 15 tấn.

Với chiều dài bờ biển dài, thế nhưng nghề nuôi biển của Bình Định chỉ co cụm tại những vùng biển thuộc TP Quy Nhơn mà không thể nhân rộng ra các vùng biển khác nguyên nhân do đâu, thưa ông?

 Đặc điểm tự nhiên của vùng biển Bình Định hầu hết là vùng biển hở, bị gió bão uy hiếp nên không thuận lợi phát triển nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè theo kiểu truyền thống. Nuôi biển muốn thành công phải hội tụ 2 yếu tố, một là vùng nuôi phải kín gió, hai là độ mặn vùng nước nuôi phải ổn định.

Trong khi đó, đặc thù của biển Bình Định không ủng hộ cho nghề nuôi biển. Bởi, vùng kín gió thì độ mặn không ổn định. Ví như ở đầm Thị Nại và làng chài Hải Minh thuộc phường Hải Cảng, TP Quy Nhơn thì kín gió, nhưng nếu có mưa nguồn hoặc vào mùa bão lũ thì vùng nước nuôi lập tức bị ô nhiễm, gây bất lợi cho nuôi cá lồng bè.

Ở ngoài biển thì độ mặn ổn định nhưng lại không kín gió, trong khi đó lồng, bè nuôi cá của ngư dân còn sơ sài theo kiểu truyền thống, nên không thể trụ vững trước sóng to gió cả, dễ dẫn tới thiệt hại.

Định hướng nuôi biển trong thời gian tới của Bình Định như thế nào?

Để phát triển nuôi biển theo hướng sử dụng hiệu quả tài nguyên biển, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm và phát triển bền vững, UBND tỉnh Bình Định đã ban hành Quyết định số 2327/QĐ-UBND ngày 30/6/2015 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành thủy sản tỉnh Bình Định đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030.

Theo đó, Bình Định định hướng nuôi trồng thủy sản biển rất cụ thể. Sẽ phát triển nuôi cá biển tại vùng biển ven bờ TP Quy Nhơn và huyện Phù Mỹ; đối tượng nuôi là cá bớp, cá hồng, cá chẽm, cá mú.

Quy hoạch đến năm 2020 tổng thể tích nuôi là 14.812m3; năng suất đạt 3,4kg/m3; sản lượng đạt 50 tấn; nhu cầu con giống khoảng 0,24 triệu con; nhu cầu thức ăn khoảng 80 tấn. Tầm nhìn đến năm 2030 tổng thể tích nuôi là 23.000m3; năng suất đạt 6,5kg/m3; sản lượng đạt 150 tấn; nhu cầu con giống khoảng 0,37 triệu con; nhu cầu thức ăn khoảng 225 tấn.

Nuôi tôm hùm lồng ở xã Nhơn Hải với diện tích 19,5ha được quy hoạch cụ thể tại 2 vị trí cụ thể. Vị trí thứ nhất có tọa độ 13o45’42,6'' kinh độ Bắc; 109o17’31,1” vĩ độ Đông, diện tích 16ha. Vị trí thứ 2 có tọa độ 13o45’44,5” kinh độ Bắc; 109o17’48,9” vĩ độ Đông, diện tích 3,5ha.

Nuôi nhuyễn thể tập trung chủ yếu vùng đầm Đề Gi và đầm Thị Nại, đối tượng nuôi là hàu và ốc hương. Quy hoạch đến năm 2020 tổng diện tích nuôi là 40ha; năng suất đạt 11 tấn/ha; sản lượng đạt 460 tấn; nhu cầu con giống khoảng 27,4 triệu con. Tầm nhìn đến năm 2030 tổng diện tích nuôi là 105ha; năng suất đạt 11 tấn/ha; sản lượng đạt 1.190 tấn; nhu cầu con giống khoảng 71,5 triệu con.

Để nghề nuôi biển ở Bình Định được bền vững, theo ông thì phải như thế nào?

Nhất thiết là phải từng bước áp dụng công nghệ cao vào nuôi trồng. Công trình nuôi phải được đầu tư bài bản, nhất là lồng bè. Lồng bè vững chãi thì nghề nuôi biển ở Bình Định mới dám vươn ra ngoài vùng biển hở có độ mặn ổn định, bởi nó có thể trụ vững trước sóng gió, đặc biệt là những cơn bão kinh hoàng mà vùng duyên hải miền Trung thường phải gánh chịu.

Nuôi biển công nghệ cao còn liên quan đến giám sát môi trường, cho cá ăn tự động…, nhưng những vấn đề này là “chuyện nhỏ” nếu công trình nuôi được ổn định.

Hiện ở Việt Nam đã xuất hiện lồng nuôi được sản xuất theo công nghệ của Úc, Na Uy, Mỹ…, nhưng người nuôi khó tiếp cận bởi giá cả rất đắt. Tuy nhiên, nghề nuôi biển bền vững sẽ mang lại thu nhập cao nên tôi tin tưởng ngư dân Bình Định sẽ quan tâm.

Xin cảm ơn ông!

NNVN
Đăng ngày 18/06/2019
Vũ Đình Thung
Nuôi trồng

FLOCponics: Sự tích hợp hoàn hảo của công nghệ biofloc và cây thủy canh

FLOCponics là một loại Aquaponics thay thế tích hợp công nghệ biofloc (BFT) với sản xuất cây trồng không sử dụng đất.

flocponics
• 15:51 07/03/2022

Mô hình nuôi ba ba lãi 300 triệu đồng/năm

Mô hình nuôi ba ba của ông Lương Thành Kỷ, ở thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp. Qua 14 năm phát triển, đến nay đàn ba ba sinh sản của ông Kỷ đã phát triển hơn 1.500 con, mỗi năm xuất bán ra thị trường từ 8.000-10.000 con giống, trừ hết các khoản chi phí, lợi nhuận gần 300 triệu đồng/năm.

Ba ba.
• 09:38 14/06/2021

Kinh tế ổn định nhờ nuôi ba ba sinh sản

Hơn 20 năm nuôi ba ba sinh sản, anh Nguyễn Đức Lợi, ấp Phước Thọ B, xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có cuộc sống khấm khá. Gắn bó lâu năm với con ba ba một phần cũng vì sự yêu thích loài vật này, ba ba lại dễ nuôi, nhẹ công chăm sóc, thị trường tiêu thụ tốt, đem lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình anh.

• 15:40 03/03/2021

Thu trăm triệu đồng mỗi năm từ nuôi ba ba

Nuôi ba ba gai là một công việc đòi hỏi phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao. Nhưng bằng ý chí, nghị lực, sự đam mê tận tụy với công việc cùng với áp dụng các kiến thức khoa học kỹ thuật mà ông Phạm Tất Đạt ở xã Yên Bình, thành phố Tam Điệp đã thành công, vươn lên trở thành triệu phú.

kỹ thuật sản xuất giống baba
• 10:00 30/05/2017

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 10:05 18/04/2025

Bến Tre vươn khơi: Đa dạng hóa để bứt phá trong nuôi trồng thủy sản

Bến Tre – vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với bờ biển dài và hệ thống sông ngòi chằng chịt – đang vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vị thế là một trong những trung tâm nuôi trồng thủy sản hàng đầu của cả nước. Với định hướng phát triển bền vững, đa dạng hóa đối tượng và hình thức nuôi, tỉnh đã và đang mở ra nhiều cơ hội cho người dân làm giàu từ biển.​

Tôm sú
• 10:08 17/04/2025

Các biện pháp thay thế kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành thủy sản toàn cầu ngày càng phát triển mạnh mẽ, việc duy trì năng suất cao mà vẫn đảm bảo an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường đang trở thành thách thức then chốt. Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu chính là việc lạm dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản – đặc biệt là trong nuôi tôm, loài thủy sản mang lại giá trị xuất khẩu lớn cho nhiều quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam.

Kháng sinh đồ
• 09:46 17/04/2025

Nuôi tôm ao đất với mô hình 3 tốt

Nuôi tôm ao đất gặp 3 vấn đề: Thiếu hụt nguồn nước vì cấp nước và siphon thay xả nước khó khăn; Tích tụ xác, vỏ, phân tôm và thức ăn dư thừa nên khó quản lý chất lượng nước; Dễ phát sinh dịch bệnh. Để giải quyết đã xuất hiện mô hình 3 tốt cho kết quả khả quan, đó là nuôi mật độ thấp, chú trọng phòng bệnh và tuần hoàn nước.

Nuôi ao đất
• 11:35 15/04/2025

Cảng biển An Thới – Nhịp sống sớm mai đậm đà hơi thở biển Phú Quốc

Khi mặt trời vừa ló rạng nơi đường chân trời, cảng biển An Thới – một trong những cảng nhộn nhịp và đặc trưng nhất của Phú Quốc – đã bắt đầu sôi động. Không cần nhiều dụng cụ, đôi khi chỉ với một tấm lưới nhỏ, người dân nơi đây đã có thể kéo lên những mẻ cá tươi rói, lấp lánh trong nắng sớm như những món quà của biển cả dành cho cư dân đảo.

Cảng biển
• 02:14 19/04/2025

Một số loài nấm dễ xuất hiện trong ao nuôi

Trong hành trình nuôi tôm, ai cũng quen với những “hung thần” như vi khuẩn Vibrio, khí độc NH₃, NO₂ hay tảo độc bùng phát. Nhưng ít ai chú ý đến một nhóm “sát thủ thầm lặng” khác – nấm thủy sinh.

Nấm ở ao nuôi
• 02:14 19/04/2025

Phòng chống dịch bệnh thủy sản trong mùa nắng nóng

Mùa nắng nóng đang đến gần, kéo theo nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh trên thủy sản, đặc biệt là tôm, cá nuôi nước ngọt và nước lợ. Để đảm bảo năng suất và chất lượng, người nuôi cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh kịp thời và hiệu quả.

Ao tôm
• 02:14 19/04/2025

Cá thủy tinh: Vẻ đẹp trong suốt từ thế giới dưới nước

Trong vô số loài cá cảnh đang làm mưa làm gió trên thị trường, cá thủy tinh (Glassfish) nổi bật như một viên ngọc trai trong suốt giữa đại dương sắc màu.

Cá thủy tinh
• 02:14 19/04/2025

Thủy sản quý 1, trọng tâm quý 2 và nhiệm vụ Chính phủ giao năm 2025

Với kết quả của ngành thủy sản trong quý 1, Bộ NN&MT đề ra nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm quý 2, tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu được Chính phủ giao để hoàn thành trong năm 2025.

Tôm
• 02:14 19/04/2025
Some text some message..