Mỹ, xây dựng hệ thống nuôi tôm thẻ mới

Một giáo sư thuộc Đại học Missouri (MU) đã phát minh ra một hệ thống nuôi tôm mới, vừa cho đảm bảo cho tôm sinh trưởng nhanh lại hạn chế tối đa lượng rác thải ra môi trường.

Tôm thẻ
Tôm thẻ

“90% lượng tôm tiêu thị tại US có nguồn gốc từ các nước Châu Á”, David Brune, một giáo sư chuyên về quản lý hệ thống nông nghiệp tại MU cho biết.

Về lâu dài, phương pháp nuôi tôm ở Châu Á là không bền vững và tác động xấu đến môi trường, Brune cho biết thêm.

“Hầu hết tôm được nuôi ở Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan trong đó thức ăn được sử dụng có nguồn gốc từ những loài cá tạp khai thác ngoài tự nhiên, nước thải sẽ chảy từ các ao nuôi ra vùng nước ven biển các nước Châu Á. Cuối cùng, hình thức nuôi này sẽ dừng lại.

Brune, người đã nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản trên 30 năm, đã phát triển một hệ thống nuôi trồng thủy sản phân chia (Partitioned Aquaculture System (PAS)) trong đó tách khu vực nuôi trồng với khu vực xử lý nước. Sử dụng hệ thống quạt nước chiếm khoảng 1/20 diện tích mặt nước của ao nuôi nhằm tăng lượng sinh khối tảo.

“Tảo sẽ giúp xử lý chất thải ngay trong hệ thống nuôi. Như vậy đảm bảo không có nước thải độc hại và tạo ra nguồn protein ngay trong hệ thống nuôi”, Brune cho biết.

“Tôi có thể nuôi 1 vụ tôm kéo dài 120 ngày ngay tại đây. Nếu lượng tôm sản xuất được đạt năng suất 25,000 pound/mẫu Anh (0.4 ha) mặt nước, với giá USD 4 (EUR 3)/pound, thì số tiền thu được sẽ đạt USD 100,000 (EUR 75,100)/mẫu Anh trong vòng 120 ngày”. Hệ thống PAS cho phép sản xuất được khoảng 15,000 đến 20,000 pounds tôm/mẫu Anh/năm.

Brune chi khoảng USD 3/pound trong hệ thống nuôi tôm, vì vậy, người mua cần trả số tiền tương ứng USD 4 đến USD 5 (EUR 3.76)/pound thì mới có lãi. “Người tiêu dùng hiện nay có xu hướng sẵn sàng chi trả cho một sản phẩm mà được sản xuất tại chỗ và bền vững, số này chiếm 10% cho thấy một thị trường lớn cho sản phẩm”.

Brune có kế hoạch thu hoạch vụ tôm thẻ chân trắng đầu tiên (đã đạt kích thước 25-26 con/pound) vào cuối tháng chín này.

“Tôi sẽ bán tôm trực tiếp cho người tiêu dùng, nếu tôi có đủ nhân sự để đóng gói và chuẩn bị sản phẩm”, Brune cho biết.

Trong khi đó, lượng tảo sản xuất trong ao nuôi tại MU được sử dụng bởi artemia. Số lượng artemia thu được có thể dùng thay thế bột cá làm thức ăn cho tôm thẻ./.

seafoodsource.com, 12/09/2013
Đăng ngày 18/09/2013
Tepbac.com dịch
Nuôi trồng

Làm sạch ao nuôi bằng enzyme

Hiện nay, ngành nuôi trồng thủy sản ở Việt Nam đang ngày một phát triển, mang nhiều lợi ích trên thị trường. Tuy nhiên vẫn có không ít những thách thức phải đối mặt, đó là sự suy giảm chất lượng nước trong môi trường ao nuôi, dẫn đến tình trạng bệnh tật trên tôm, khiến tôm kém phát triển và làm suy giảm năng suất. Đây là lý do khiến việc dùng enzyme xử lý nước ao tôm trở nên phổ biến.

Tôm thẻ
• 00:07 13/09/2022

Tiến sĩ tạo chế phẩm làm sạch ao nuôi tôm cá khỏe, lớn nhanh

Chế phẩm vi khuẩn tía quang hợp không lưu huỳnh do TS Đỗ Thị Liên và cộng sự sản xuất giúp người nuôi thủy sản không phải sử dụng kháng sinh, năng suất tăng gần 11%.

Thu mẫu nước
• 11:35 19/06/2022

Khoa Thủy Sản Trường ĐH Nông Lâm TP. HCM tổ chức lễ khánh thành hệ thống lọc nước tuần hoàn công nghệ Israel

Sau nhiều dự án hợp tác, vừa qua đại sứ quán Israel tài trợ cho khoa thủy sản ĐH Nông Lâm TP.HCM một hệ thống lọc nước tuần hoàn. Đây là giải pháp lọc nước đến từ Israel đã được ứng dụng thành công trong rất nhiều ngành công nghiệp trên thế giới, trong đó có ngành nuôi trồng thủy sản.

Lễ khánh thành hệ thống lọc nước tuần hoàn công nghệ Israel
• 00:00 10/04/2022

Tổng quan về công nghệ MBBR trong nuôi trồng thủy sản

MBBR là Moving Bed Biofilm Reactor, hứa hẹn là công nghệ xử lý nước thải ưu việt trong nuôi trồng thủy sản.

công nghệ MBBR
• 18:17 25/09/2021

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 09:00 03/05/2024

Ảnh hưởng tiêu cực từ nước xả thải ao tôm

Việc quản lý và xử lý chất thải, xử lý nước thải trong nuôi trồng thủy sản cũng cần được chú trọng. Các vật tư hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng trong các mô hình canh tác ở các vùng kinh tế đáp ứng tiêu chuẩn môi trường và hạn chế dịch bệnh nuôi trồng thủy sản lây nhiễm để phát triển bền vững ngành nuôi trồng thủy sản.

Nước ao tôm
• 08:00 02/05/2024

Quản lý tốt ao nuôi khi có mưa bất ngờ vào mùa nắng

Giai đoạn giao mùa nắng và mưa, sẽ xuất hiện những cơn mưa đầu mùa bất thường đang gây ra sự biến đổi đột ngột trong môi trường ao nuôi tôm. Sau cơn mưa đó là nắng nóng gay gắt, làm giảm sức đề kháng của tôm và tăng nguy cơ bùng phát bệnh.

Ao nuôi
• 08:00 02/05/2024

Hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm

Khi thảo luận về việc hiểu rõ lợi ích của Edta trong nuôi tôm, không thể phủ nhận vai trò quan trọng mà chất này mang lại trong quá trình chăm sóc và duy trì môi trường sống cho tôm.

Ao tôm
• 08:00 01/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 15:59 03/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 15:59 03/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 15:59 03/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 15:59 03/05/2024

Hiện trạng tôm càng chết hàng loạt do ngập mặt tấn công ao nuôi

Trong bối cảnh hiện nay, vấn đề nắng nóng, xâm nhập mặn kéo dài tại các tỉnh miền Nam đang trở nên ngày càng nghiêm trọng đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Kiên Giang, với diện tích lớn dành cho việc nuôi tôm càng xanh kết hợp với canh tác lúa, đang phải đối mặt với hậu quả đáng kể của hạn hán và xâm nhập mặn.

Tôm càng xanh
• 15:59 03/05/2024