Nắm bắt phát triển công nghệ của máy cho ăn tự động

Để phù hợp với việc nuôi trồng quy mô lớn, sử dụng máy cho ăn tự động là một trong những lựa chọn phù hợp. Tần suất và lượng thức ăn của máy thường được đặt theo kinh nghiệm của nông dân với tính linh hoạt bị hạn chế.

Máy cho ăn tự động.
Sử dụng máy cho ăn tự động là lựa chọn gần như bắt buộc trong nuôi thủy sản quy mô lớn. Ảnh: Tepbac.

Việc sử dụng máy cho ăn tự động có thể dẫn đến tình trạng cho ăn quá nhiều hoặc quá ít. Cho ăn ít dẫn đến gia tăng tính cạnh tranh giữa các cá thể để kiếm thức ăn. Ngược lại, cho ăn quá nhiều dẫn đến lãng phí thức ăn, làm tăng chi phí, tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR). Sự phân hủy thức ăn lắng đọng dưới đáy tạo ra nitơ, amoniac và các hợp chất nitrat có hại ảnh hưởng đến sự phát triển khỏe mạnh của cá. Các công nghệ sử dụng thiết bị cảm biến quang học, âm thanh và các loại thiết bị cảm biến khác để thu thập, xử lý, phân tích hình ảnh, âm thanh và các thông tin khác của cá được sử dụng để định lượng và xác định hành vi kiếm ăn của cá với độ chính xác cao cho phép kiểm soát thức ăn tối ưu theo thời gian thực và giảm chi phí cho ăn.

Các công nghệ tiên tiến đã và đang phát triển, tuy nhiên, do sự phức tạp của môi trường và độ chính xác của việc ghi nhận hành vi kiếm ăn của cá vẫn là một thách thức lớn. Trong hơn 30 năm qua, các nghiên cứu sâu rộng đã được tiến hành bao gồm khả năng kiếm ăn, biểu hiện căng thẳng với môi trường, bơi lội và tụ tập thành bầy đàn. Bài báo này nhằm mục đích cung cấp một đánh giá toàn diện các công nghệ và phương pháp được sử dụng để cho cá ăn tự động trong những năm gần đây. Đánh giá tập trung vào ứng dụng trực tiếp và gián tiếp của công nghệ thị giác máy tính, ứng dụng âm thanh, ngoài ra còn có các loại cảm biến khác.

Phương pháp cho ăn dựa trên công nghệ thị giác máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong nuôi trồng thủy sản trong những năm gần đây. Dựa trên các bước sóng khác nhau được sử dụng bởi camera, ánh sáng có thể được chia thành ánh sáng nhìn thấy (khả kiến) và tia hồng ngoại. 

cho ăn tự động dựa trên thị giác máy tính

Sơ đồ cấu trúc của một hệ thống cho ăn tự động dựa trên thị giác máy tính.

Công nghệ thị giác máy tính dựa trên ánh sáng nhìn thấy được sử dụng rộng rãi so với các loại nguồn sáng khác. Hiện nay, các nghiên cứu về xác định tập tính ăn mồi của cá chủ yếu được chia thành hai loại. Các phương pháp trực tiếp bao gồm việc sử dụng các hình ảnh đo được để thu được hình dạng, kết cấu, diện tích, độ phân tán và hoạt động bơi lội của cá và các thông số khác. Các phương pháp gián tiếp bao gồm đánh giá sự thèm ăn của cá bằng cách phân tích lượng thức ăn dư thừa trong ao nuôi được camera ghi lại. Công nghệ thị giác máy tính dựa trên tia hồng ngoại không bị ảnh hưởng bởi cường độ và có thể đạt được hiệu ứng hình ảnh tốt hơn trong môi trường tương đối tối. Công nghệ này phù hợp để xác định hành vi của cá trong điều kiện ánh sáng yếu. 

Phương pháp thị giác máy tính thân thiện với người dùng và ít tốn kém nhưng có một số hạn chế. Ví dụ, công nghệ thị giác máy tính thường chỉ giới hạn ở vùng nước trong. Nếu một số lượng lớn cá ở dưới đáy lồng hoặc cách xa nguồn sáng, hệ thống camera có thể không cung cấp hình ảnh chính xác về cá. Mặc dù ánh sáng hồng ngoại có thể được sử dụng trong bóng tối, chất lượng hình ảnh có thể không đủ để theo dõi chuyển động trừ khi sử dụng bộ lọc hồng ngoại thích hợp. Những thiếu sót này có thể được khắc phục thông qua việc sử dụng các phương pháp âm thanh. Theo dõi âm thanh của cá có thể được sử dụng để xác định sinh sản định kỳ, hoạt động kiếm ăn và sự thay đổi về sự phong phú của quần thể. Tuy nhiên, độ chính xác của các phép đo của phương pháp này cần được cải thiện để giảm ảnh hưởng của tiếng ồn môi trường và tiếng ồn ngẫu nhiên khác.

Ngoài công nghệ âm thanh và quang học, nhiều loại cảm biến dựa trên các thông số khác nhau như cảm biến gia tốc và các thông số chất lượng nước (oxy hòa tan, pH và nhiệt độ nước) là những cảm biến được sử dụng rộng rãi. Ví dụ, khi cá ăn, nồng độ oxy hòa tan cục bộ bị giảm. Các viên thức ăn thừa lắng đọng dưới đáy nước cũng gây ra sự thay đổi nồng độ oxy hòa tan và hợp chất nitơ amoniac. Do đó, các cảm biến này được sử dụng để theo dõi và định lượng hành vi ăn của cá và phát triển khả năng ra quyết định thông minh và hệ thống kiểm soát cho nuôi trồng thủy sản. Những nghiên cứu này có ý nghĩa tiềm năng trong việc giảm chất thải thức ăn chăn nuôi, giảm FCR và giảm chi phí lao động trong nuôi trồng thủy sản.

References: Automatic recognition methods of fish feeding behavior in aquaculture: A review. Li, D., Wang, Z., Wu, S., Miao, Z., Du, L., & Duan, Y. (2020).. Aquaculture, 528, 735508. https://doi.org/10.1016/j.aquaculture.2020.735508

Đăng ngày 12/07/2021
Uyên Đào
Kỹ thuật

Những yếu tố sống còn quyết định thành bại trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Tôm giống Postlarvae chiếm 8 – 10 %, trong cơ cấu giá thành nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm công nghệ cao, nhưng quyết định sự thành công của mô hình do liên quan đến tỷ lệ sống. Tỷ lệ sống của tôm sau chu kỳ nuôi cao, đồng nghĩa mô hình thành công, có lợi nhuận.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:49 04/10/2024

Lầm tưởng về tôm SPF

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, khái niệm SPF (Specific Pathogen Free) đã trở nên quen thuộc, đặc biệt là khi nói đến tôm. Tuy nhiên, có nhiều lầm tưởng xoay quanh thuật ngữ này, gây hiểu lầm cho người nuôi tôm và ảnh hưởng đến quyết định quản lý và sản xuất. Dưới đây là một số lầm tưởng phổ biến về tôm SPF và sự thật đằng sau chúng.

Tôm thẻ
• 10:06 02/10/2024

Sau mưa bão khí độc trong ao thường tăng cao

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

tôm thẻ
• 10:00 30/09/2024

Vai trò của rong và cá nuôi ghép với nuôi tôm theo hình thức sạch nước

Nuôi tôm theo hình thức sạch nước là một phương pháp thân thiện với môi trường và bền vững. Trong mô hình này, việc kết hợp với rong (tảo) và cá nuôi ghép đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Cả rong và cá đều có những chức năng cụ thể giúp tối ưu hóa quá trình nuôi tôm.

Cá rô phi
• 09:31 30/09/2024

Điểm nhấn tại tuần lễ Sinh vật cảnh 2024

Tuần lễ Sinh vật cảnh năm 2024, do Chi hội Cá cảnh Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), sự kiện lần này hứa hẹn mang đến một trải nghiệm sôi động và đa dạng cho những người yêu thích cá cảnh và thú cưng.

Tuần lễ Sinh vật cảnh
• 21:54 12/10/2024

Gấu nước: Một sinh vật bé nhỏ với sức sống mãnh liệt

Trong thế giới tự nhiên, không hiếm sinh vật có đời sống lâu dài; tuy nhiên, sinh vật biển có khả năng sinh tồn trong gần như mọi điều kiện môi trường như gấu nước thì thật sự rất hiếm hoi.

Bọ gấu nước
• 21:54 12/10/2024

Biện pháp phòng vệ chống lại vi-rút đốm trắng: Bảo vệ qua trung gian RNAi ở tôm

Vi-rút gây hội chứng đốm trắng (WSSV) đe dọa đáng kể đến ngành nuôi tôm trên toàn thế giới.

Tôm bệnh đốm trắng
• 21:54 12/10/2024

Tôm đóng rong nhớt cách nhận biết và giải pháp

Tôm bị đóng rong, nhớt thì trên một phần hoặc toàn bộ cơ thể sẽ bị phủ một lớp rong rêu màu xanh đen, khiến tôm hoạt động khó khăn, khó lột vỏ và chậm lớn.

Tôm đóng rong
• 21:54 12/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 21:54 12/10/2024
Some text some message..