Nghệ An: Mô hình nuôi ếch kết hợp cá thu về trăm triệu

Mô hình nuôi ếch bằng lưới kết hợp với thả cá và phòng bệnh bằng thảo dược của anh Cao Xuân Thức, xóm 1, xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu đem lại hiệu quả kinh tế cao, trở thành địa chỉ cho bà con nhân dân địa phương học hỏi kinh nghiệm.

Nghệ An: Mô hình nuôi ếch kết hợp cá thu về trăm triệu
Ếch được nuôi trong lồng thả trên ao và phòng bệnh bằng thảo dược. Ảnh: Hồng Diện

Sau khi tìm hiểu, đi học hỏi kinh nghiệm từ các mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá ở một số tỉnh phía Nam, vào đầu năm 2019, anh Thức đã mạnh dạn đầu tư xây dựng 8 lồng bè, mỗi lồng rộng từ 10 - 12 m2 ngay trên diện tích mặt ao của gia đình và mua 5.000 con ếch thương phẩm về thả nuôi.

Sau 2 tháng chăm sóc, trọng lượng ếch đạt từ 4 - 5 con/kg, cho anh thu lãi trên 12 triệu đồng. Nhận thấy ếch dễ nuôi, cho thu nhập khá nên ở anh Thức đã nhân rộng tổng đàn lên đến 10.000 con. Dự kiến lứa nuôi lần 3 này, anh sẽ xuất bán ra thị trường 1,4 tấn, với giá bán bình quân 45 nghìn đồng/kg gia đình anh có tổng doanh thu gần 70 triệu đồng. Như vậy một năm doanh thu từ ếch của anh Thức đạt hơn 100 triệu đồng chưa tính chi phí. 

Anh Thức cho biết: Bên trong mỗi lồng lưới, anh kết các bè tre, thả lục bình để tạo giá thể cho ếch cư trú. Đồng thời, đặt những tấm xốp phía dưới đáy, để lồng nổi lên, làm nơi cho ếch tắm nắng và ăn mồi. Trong quá trình nuôi, anh thường xuyên cho ếch ăn tỏi nhằm tạo kháng sinh, giúp con vật chống chọi tốt với các loại bệnh. Hơn nữa, cứ 1 tháng 2 lần, anh dùng cỏ nhọ nồi nấu lấy nước cho ếch uống, phòng bệnh đường ruột.

Đặc biệt, để ếch sinh trưởng, phát triển tốt thì nguồn nước phải đảm bảo sạch sẽ nên theo định kỳ anh đều xử lý bằng vôi bột hoặc thuốc tím. Nhờ đó, đàn ếch của gia đình anh luôn tăng nhanh về trọng lượng.

Ở thời kỳ đầu của con giống,  3 - 7 ngày, anh Thức tiến hành sàng lọc và phân chia kích cỡ loại con đều nhau sang từng lồng riêng biệt, tránh tình trạng con lớn ăn con bé. Lồng nuôi ếch cũng được anh Thức che đậy kỹ. Bởi theo anh, những lúc thời tiết thay đổi, nhất là những cơn mưa thì dễ làm cho ếch bị sốc nhiệt, mắc bệnh và chết nên luôn chắn phía trên vừa đề phòng được dịch bệnh, lại vừa tránh ếch nhảy ra ngoài.

Mô hình nuôi ếch bằng lồng lưới kết hợp thả cá của anh Cao Xuân Thức, xóm 1, xã Quỳnh Giang. Ảnh: Hồng Diện

Thức ăn chủ yếu của ếch là cá tạp và cá cám nên với việc nuôi kết hợp trong ao, cá đã tạo được nguồn thức ăn tại chỗ cho ếch. Cùng với đó, tận dụng thức ăn dư thừa, chất thải và da ếch khi lột xác để làm thức ăn cho các loại cá. Vì vậy, đã giúp anh tiết kiệm được một khoản chi phí đầu tư.

Hiện nay anh đã tìm kiếm được thị trường tiêu thụ để tiếp tục mở rộng diện tích, quy mô lồng và tăng số lượng ếch nuôi. Đồng thời anh nuôi 100 cặp ếch sinh sản, nhằm tạo nguồn giống tại chỗ. Tính đến thời điểm này, ở xã Quỳnh Giang thì anh Thức là người đầu tiên thực hiện mô hình nuôi ếch kết hợp với thả cá và đã đem lại hiệu quả rõ rệt.

Bà Đậu Thị Thủy - Cán bộ nông nghiệp xã Quỳnh Giang, huyện Quỳnh Lưu cho biết: Mô hình nuôi ếch kết hợp với nuôi cá của anh Thức có chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi bởi tận dụng được thức ăn. Thêm vào đó, ếch được phòng bệnh bằng thảo dược nên đạt chất lượng cao.

Xã, xóm cũng thường xuyên nêu gương về cách làm của anh Thức trong các cuộc họp, để mọi người cùng tìm cách đa dạng hóa con vật, tăng thêm thu nhập. Qua đó, góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

Báo Nghệ An
Đăng ngày 04/10/2019
Hồng Diện
Nuôi trồng

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 10:31 25/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:12 25/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 08:00 24/11/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 11:19 22/11/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 07:38 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 07:38 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 07:38 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 07:38 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 07:38 26/11/2024
Some text some message..